II Khoáng sản không kim loạ
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN
3.3.2. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy cơ quan quản lý thuế:
Thứ nhất: Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý thuế trước hết phải tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ chuyên nghiệp. Chính sách thuế TN thay đổi ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước, do vậy, bộ máy quản lý Nhà nước về thuế TN cũng phải thay đổi theo chính sách.
Trước đây cơ quan thuế quản lý theo hình thức cán bộ chuyên quản, một cán bộ thuế phải đảm nhiệm tất cả các công việc đối với một doanh nghiệp từ việc hướng dẫn, tuyên truyền, tính thuế, kiểm tra, kiểm soát đến tổ chức thu nộp thuế vào NSNN. Nhưng từ năm 2007 đến nay, cơ quan thuế chuyển sang hình thức quản lý thuế theo chức năng, mỗi cán bộ thuế chỉ quản lý một công đoạn đối với một doanh nghiệp tức là nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá trong quản lý. Mặc dù quản lý thuế TN theo hướng chuyên môn hoá từng phần việc nhưng những năm đầu thực hiện vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý do vậy đòi hỏi phải tiếp tục sắp xếp lại từng bộ phận quản lý để tinh giảm biên chế. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, sử dụng thành thạo máy tính để tổ chức quản lý chuyên sâu ở từng phần việc khác nhau. Đối với cán bộ hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu công việc tiếp tục
lựa chọn để đưa đi đào tạo các chuyên ngành.
Chuyên sâu về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần đào tạo cán bộ giỏi về nghiệp vụ, có năng khiếu giao tiếp và truyền đạt. Cán bộ tuyên truyền giỏi có tác động quan trọng trong việc thực thi chính sách của người nộp thuế. Trong số các doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế cũng có nhiều doanh nghiệp chưa am hiểu hết nghĩa vụ của mình nên đã vi phạm. Chuyên sâu về thanh tra, kiểm tra phải được đào tạo qua các lớp thanh tra chuyên ngành am hiểu Luật pháp, đức độ với người nộp thuế để tránh lợi dụng chức quyền gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp thuế. Thanh tra, kiểm tra sau kê khai nộp thuế vừa là xử lý vi phạm, vừa là tiếp tục hướng dẫn thực hiện. Do vậy, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải được đào tạo tinh thông nghiệp vụ chuyên môn.
Thứ hai: Tổ chức phân cấp, phân công, phối hợp chặt chẽ, hợp lý. Cơ quan thuế các cấp cần phải phân công cán bộ quản lý đúng người đúng việc, dựa theo năng lực sở trường của mỗi cán bộ thuế trong đơn vị mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào để bố trí công việc cho hợp lý. Nghĩa là phân công phải xuất phát từ yêu cầu của công việc để tìm người, tránh tình trạng căn cứ vào lượng người để bố trí vào các công việc gây ra sự chồng chéo trong quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp.
Thực hiện phân cấp các doanh nghiệp khai thác TN với quy mô nhỏ và vừa để các huyện, thị xã, thành phố quản lý theo địa bàn nắm chắc được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tổ chức quản lý thu hiệu quả. Tránh tình trạng cơ quan thuế cấp tỉnh, Trung ương ôm đồm quá nhiều doanh nghiệp quản lý nhưng không nắm bắt kịp thời các diễn biến trong quá trình khai thác TNTN sẽ dẫn đến thất thu thuế, huỷ hoại môi trường.
Trong quản lý thuế cần phải phân cấp mạnh cho cấp dưới quyền xử lý vi phạm, quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ vi phạm hoặc
không hoàn thành nhiệm vụ để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế thực thi chính sách.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế các cấp trong chỉ đạo điều hành thực thi chính sách, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị và giữa các cán bộ thuế với nhau để nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương trong quản lý thu thuế TN. Đối với quản lý thuế TN, việc phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, với các ngành đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường là hết sức cần thiết, ảnh hưởng lớn tới việc thực thi chính sách thuế.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý các cấp trong việc cấp phép khai thác TN để quản lý thu ngay sau khi được cấp phép và đề nghị xử lý thu hồi giấy phép khai thác khi các đơn vị khai thác TN vi phạm pháp luật thuế. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để tuyên truyền hướng dẫn, quản lý thu sát, đúng, đủ tiền thuế vào NSNN. Việc tăng cưòng phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, cưỡng chế là điều kiện cần thiết để đảm bảo thực thi thuế TN một cách đồng bộ, hiệu quả.
Thứ ba: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác TN ngay từ khi thực hiện khai thác và kê khai với cơ quan thuế. Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp tạo điều kiện cho đơn vị khai thác chủ động trong việc kê khai nộp thuế theo Luật. Đối với cơ chế này, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra kê khai ngay từ khâu đầu người nộp thuế gửi tờ khai để phát hiện các sai phạm trong kê khai và kịp thời điều chỉnh. Theo cơ chế này, các đơn vị được quyền tự khai, tự nộp tiền thuế vào NSNN; cơ quan thuế hậu kiểm. Do vậy, cơ quan thuế phải phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro về thuế để tổ chức kiểm tra, thanh tra tại các đơn vị. Doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao
thực hiện trước; các đơn vị có mức độ rủi ro thấp kiểm tra, thanh tra sau.
Thứ tư: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến. Hiện đại hoá trang thiết bị quản lý thu thuế không chỉ là một điều kiện thiết yếu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế TN mà còn là một điều kiện để ngành thuế tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ chuyên sâu. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế TN, bãi bỏ các thủ tục hành chính phiền hà không cần thiết, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học hiện đại trên các phần mềm ứng dụng quản lý thuế TN để giảm thiểu số lượng cán bộ tham gia quản lý thuế. Đồng thời cũng có tác dụng tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc kê khai nộp thuế.
Chính sách thuế TN với quy mô đối tượng không lớn như các chính sách thuế khác, nhưng để đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý chuyên sâu và quản lý đồng bộ các chính sách thuế khác nên chính sách thuế TN cần phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.