TT CHỈ TIÊU NĂM

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 67 - 70)

T LOẠI ÀI NGUYÊN

TT CHỈ TIÊU NĂM

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN A B 1 2 3 4 5 1 TỔNG THU NSNN 570.185 810.463 1.229.571 1.528.272 2.067909 2 TỔNG THU THUẾ, PHÍ 288.185 354.491 493.693 755.301 1.078.000 3 TỔNG THU THUẾ TN 288.200 710.900 148.107 3.709 10.353 4 TỶ LỆ % THUẾ TN SO TỔNG THU THUẾ, PHÍ 0,1 0,2 0,3 0,5 1,0

Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Cục thuế tỉnh Ninh Bình

2.2.2.2. Chính sách thuế TN chưa thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để quản lý nguồn lực TN:

Trong những năm vừa qua, tình trạng khai thác, sử dụng bừa bãi TN diễn ra khắp cả nước. Một số nhà đầu tư lợi dụng kẽ hở về chính sách thuế nói riêng, các chính sách khác nói chung để khai thác TN kiếm lợi cho riêng đơn vị, cá nhân mình.

Mặc dù Luật thuế TN đã được ban hành năm 2009 có nhiều điểm sửa đổi Pháp lệnh thuế TN, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước, song việc khai thác bừa bãi TNTN chưa được ngăn chặn triệt để. Vẫn còn tình trạng khai thác TN ngoài sự quản lý của các cơ quan Nhà nước. Điển hình là việc khai thác, chặt phá rừng tự nhiên, vô tổ chức, làm huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống an sinh của con người; Nạn khai thác than nhỏ lẻ thậm chí có cả mỏ lớn chưa được quản lý chặt chẽ làm cạn kiệt nguồn TN; Khai thác đá xây dựng thiếu quy hoạch làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch và sinh thái. Các mỏ quặng khai thác theo kiểu chia nhỏ dự án để tránh việc thẩm định, trốn tránh sự kiểm soát về sản lượng để thu lợi cá nhân cho riêng đơn vị mình vẫn còn diễn ra sôi động ... Ngoài tác hại nêu trên còn thất

thu về thuế TN, phí bảo vệ môi trường, tác động xấu tới phát triển kinh tế bền vững của cả nước nói chung, Ninh Bình nói riêng.

Ở các nước trên thế giới việc khai thác TN đi đôi với chế biến tại chỗ để nâng cao giá trị TN. Đặc biệt là TN xuất khẩu hầu hết được qua chế biến thành các sản phẩm tinh sau đó mới đem xuất khẩu. Ở Việt Nam, hầu hết các TN khai thác ra đều không qua chế biến mà đem xuất khẩu do vậy về mặt lượng thì rất lớn nhưng giá trị rất nhỏ.

2.2.2.3. Về người nộp thuế và đối tượng chịu thuế:

Luật thuế TN ban hành năm 2009 đã bổ sung một số trường hợp cụ thể thuộc đối tượng nộp thuế TN. Song trên thực tế, vẫn còn có những trường hợp còn bất cập trong công tác quản lý thu đó là:

Theo Luật thuế tài nguyên ban hành năm 2009, đối với bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên, trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Trường hợp trong hợp đồng liên doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên điều hành liên doanh phải trực tiếp kê khai nộp thuế tài nguyên. Trường hợp này có thể xảy ra khi công ty kinh doanh thua lỗ, bên nước ngoài tự bỏ kinh doanh, việc thu thuế TN sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thu được làm thất thu thuế TN.

Cũng theo Luật thuế tài nguyên ban hành năm 2009, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. Quy định này sẽ dẫn đến tình trạng người thu mua có thể cam kết hoặc không cam kết chấp thuận bằng văn bản về kê khai nộp thuế thay cho các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ. Mặt

khác, các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ cũng không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế, trường hợp này sẽ làm thất thu về thuế TN. Trong thực tế, các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ thường ở những vùng sâu vùng xa không thể kê khai nộp thuế với cơ quan thuế do sản lượng khai thác quá nhỏ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, do vậy việc quy định tổ chức, cá nhân thu mua có văn bản cam kết chấp thuận kê khai nộp thuế thay là không có tính khả thi. Về đối tượng chịu thuế: Nhằm đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các loại TN, chính sách thuế TN hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế. Mỗi lần sửa đổi, bổ sung, các loại TN đều được rà soát lại để đưa vào diện chịu thuế TN. Ví dụ, Luật thuế TN năm 2009 bổ sung các loại TN vào diện chịu thuế như: Yến sào, động vật biển...

Mặc dù đã được bổ sung nhưng thực tế vẫn còn nhiều loại TNTN chưa đưa vào quản lý thu như: Danh lam thắng cảnh, kho số, tần số... đều là nguồn TNTN của đất nước. Thực tiễn rất nhiều tổ chức, cá nhân đang khai thác TN này vào hoạt động sản xuất kinh doanh như sử dụng danh lam thắng cảnh vào dịch vụ du lịch nhờ đó mang lại lợi nhuận đáng kể cho đơn vị nhưng không phải nộp thuế TN. Rồi những kho số, tần số... đang được sử dụng để cho hàng triệu thuê bao điện thoại vẫn nằm ngoài sự điều chỉnh của chính sách thuế TN. Điều này dẫn đến không công bằng giữa các đơn vị khai thác sử dụng TNTN của quốc gia.

2.2.2.4. Giá tính thuế và thuế suất:

*Về giá tính thuế:

Thứ nhất: Theo Luật thuế tài nguyên ban hành năm 2009, đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu, giá tính thuế TN là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên (FOB); trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì đối với phần tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đối với

phần xuất khẩu là giá xuất khẩu tại cửa khẩu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 67 - 70)