Những vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình:

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 78 - 81)

II Khoáng sản không kim loạ

22 Khoáng sản không kim loại khác

2.3.3. Những vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình:

nguyên ở tỉnh Ninh Bình:

Luật thuế TN được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009 đã cho thấy những bước tiến và nỗ lực của cơ quan thuế trong tiến trình cải cách chính sách thuế. Luật thuế được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc pháp lệnh thuế TN, xem xét bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Mặc dù vậy vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình là:

Thứ nhất: chính sách thuế TN còn nhiều bất cập ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực thi chính sách. Việc xác định giá tính thuế TN theo như quy định của Luật thì Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành giá tính thuế TN đối với các TN đang khai thác trên địa bàn trên cơ sở tham mưu của các ngành chuyên môn là Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh. Cách xác định giá nêu trên có nhiều vấn đề bất cập trong thực hiện chính sách, đó là:

Không đảm bảo kịp thời về mặt thời gian ảnh hưởng tới công tác thu NSNN và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị khai thác, do các cơ quan chuyên môn phải khảo sát, tính toán thực tế tại đơn vị sau đó mới trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký ban hành. Thực tiễn vấn đề này mất khoảng 2 tháng.

Mặt khác quá trình khảo sát, tính toán số liệu chủ yếu dựa vào báo cáo của đơn vị khai thác là chủ yếu nên không mang tính khách quan, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ và mức độ trung thực của tổ chức, cá nhân khai thác TN. Chính vì thế việc xác định giá tính thuế TN như hiện nay chưa sát

với thị trường, gây thất thu cho NSNN. Điều này đã được thấy rõ qua giá tính thuế TN cùng loại nhưng ở mỗi tỉnh có sự chênh lệnh nhau quá lớn.

Thuế suất thuế TN đá vôi và sản xuất xi măng đang là vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng Luật. Theo quy định của Luật thì đá nung vôi và đá sản xuất xi măng là 7%, còn đá khác là 6%, nhưng trong thực tế phân biệt đâu là đá nung vôi, đâu là đá xây nhà hoặc đá sử dụng làm đường, chế biến... là vấn đề khó xác định vì người mua có thể sử dụng đá để nung vôi, để xây nhà, làm đường, chế biến tiếp... cho cùng một loại đá. Do vậy việc xác định mức thuế suất cũng gặp nhiều khó khăn.

Việc miễn thuế TN đối với đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình đê điều, An ninh, Quốc phòng đang là vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện như thế nào cho đúng. Thực tế khi một đơn vị khai thác TN đất san lấp dùng chung cho rất nhiều công trình có cả công trình được miễn và công trình không được miễn các đơn vị khai thác thường lợi dụng kẽ hở này để kê khai miễn thuế với số lượng lớn hơn số thực tế được miễn.

Thứ hai: Các văn bản quy định về thuế TN, về hoạt động khai thác khoáng sản thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi là một trong những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách hiện nay. Luật thuế TN được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010 nhưng các văn bản hướng dẫn không đồng bộ. Ngày 23/07/2010 Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn. Việc cấp phép khai thác các mỏ đá sản xuất xi măng thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi trường do vậy khi tổ chức, cá nhân khai thác vi phạm pháp luật về thuế TN, vi phạm các quy định về khai thác TN thì Uỷ ban nhân dân tỉnh không có quyền thu hồi giấy phép khai thác mà chỉ có quyền kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường thu hồi giấp phép. Như vậy việc xử lý sẽ không kịp thời ngăn chặn được các hậu quả xấu do trong thời gian chờ quyết định các đơn vị khai thác vẫn tiếp

tục vi phạm.

Thứ ba: Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan khác

trong quản lý, kiểm tra giám sát chưa được chặt chẽ nhất là với ngành Tài nguyên và Môi trường. Ngay từ khâu đầu tiên cấp phép cho các đơn vị khai thác, cơ quan thuế không nhận được thông tin kịp thời khi cấp phép khai thác để theo dõi tình hình khai thác, quản lý thu. Tình trạng cấp phép khai thác của các cấp có thẩm quyền chưa được thẩm định chặt chẽ, do vậy nhiều đơn vị được cấp phép không khai thác mà bán lại cho các đơn vị khác một phần hoặc toàn bộ giấy phép khai thác. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi nguồn TN TN trên địa bàn hiện nay.

Phối hợp trong quản lý thu giữa cơ quan thuế các cấp, chính quyền địa phương huyện, thị xã, thành phố, phường, xã chưa đồng bộ. Do vậy, việc thực thi chính sách còn nhiều thất thu, mặc dù Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho các Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố quản lý thu thuế TN theo địa bàn nhằm quản lý chặt chẽ nguồn thu phát sinh trên địa bàn nhưng thực tế vẫn còn nhiều đơn vị khai thác trốn tránh sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế. Nguyên nhân một phần là do sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự gắn kết.

Thứ tư: Ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có nhiều đơn vị tham gia khai thác đá vôi, đất san lấp, than, nước khoáng... quy mô khai thác có nơi tập trung, có nơi nhỏ lẻ. Song, ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đã ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách. Nhiều đơn vị khai thác đất đá lợi dụng kẽ hở của chính sách, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước để cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp NSNN; Lợi dụng một số TN là đất san lấp cho các công trình đê điều, Quốc phòng, An ninh được miễn thuế TN người nộp thuế đã kê khai cả phần đất san lấp cho các công

trình dân dụng khác vào diện được miễn thuế để trốn tránh nghĩa vụ thuế TN và các khoản thu khác.

Theo số liệu khảo sát của một số doanh nghiệp chọn mẫu trên địa bàn tỉnh cho thấy số liệu kiểm tra của cơ quan thuế thường tăng từ 25% trở lên so với số đơn vị tự kê khai, thậm chí một số doanh nghiệp mới chỉ kê khai được trên 30%-50% khối lượng thực tế khai thác. Như vậy, ý thức chấp hành của người nộp thuế ở địa bàn tỉnh Ninh Bình trong việc thực thi chính sách đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 78 - 81)