Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước:

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 81 - 83)

II Khoáng sản không kim loạ

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN

3.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước:

phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước:

Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước về mọi mặt trong đó có cả việc lập hiến và lập pháp. Hệ thống chính sách pháp luật nói chung,

chính sách pháp luật thuế nói riêng phải thể hiện được quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách thuế TN nói riêng, chính sách thuế nói chung là công cụ quản lý kinh tế của đất nước, chính sách thuế phải hướng vào thực hiện các mục tiêu tổng thể của chính sách kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ X đề ra:

“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, Quốc phòng, An ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

Tuy nhiên, với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội, vấn đề xuyên suốt của chính sách thuế là phải thực hiện các mục tiêu có tính đặc thù, đó là:

Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Nguồn thu từ thuế phải có khả năng tài trợ các nhu cầu chi tiêu cần thiết ngày càng tăng của Chính phủ mà không phải viện đến sự vay mượn quá mức của khu vực công. Do vậy chính sách thuế TN phải đảm bảo vừa tăng thu cho NSNN vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực TN của đất nước.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Điều này đòi hỏi chính sách thuế TN phải đảm bảo công bằng trong hoạt động khai thác TNTN.

Thuế phải là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực. Thuế đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội do vậy đòi hỏi chính

sách thuế TN phải trên cơ sở một chính sách thuế minh bạch, công bằng, có tính luật pháp cao.

Cải cách chính sách thuế TN cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế, đó là tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hóa công tác thu thuế và tăng cường quản lý của Nhà nước.

Từ các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên ta thấy việc xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế TN phải bám sát các quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước để hoàn thiện chính sách cho phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Chẳng hạn trong giai đoạn hiện nay, để bảo đảm chủ quyền của đất nước, cần khuyến khích các nhà đầu tư khai thác TN xa bờ, những vùng biển có tranh chấp mà Việt Nam có tài liệu khẳng định chủ quyền của mình. Do vậy, chính sách thuế TN cũng cần phải có những lợi thế cho các dự án nêu trên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w