5. Kết cấu của đề tài
4.4.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu là bước cơ bản, cần thiết và cốt lõi để mỗi ngân hàng có thể xây dựng thành công một thương hiệu mạnh. Mặc dù, BIDV là thương hiệu được đánh giá tốt trong thời gian vừa qua song thực sự những thành tựu ấy chưa xứng tầm với thâm niên, quy mô và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược thương hiệu cụ thể cho hoạt động của mình, đây là lí do mà các chi nhánh như Thái Nguyên vẫn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển thương hiệu tại đơn vị mình. Xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ xác định tương lai mà thương hiệu BIDV nhắm đến, những cam kết lâu dài, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác và khách hàng.
4.4.2. Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là một việc làm thường xuyên của mọi ngân hàng, bởi định vị thương hiệu chính là việc làm mới thương hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt và phù hợp đối với khách hàng trong từng phân khúc thị trường và lĩnh vực cạnh tranh. Với mục tiêu xây dựng các chi nhánh bán lẻ và bán buôn điển hình trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần định vị thương hiệu cho từng thị trường hay từng khu vực. Định vị thương hiệu với các công cụ của mình sẽ giúp các chi nhánh BIDV xác định các yếu tố thương hiệu chủ chốt như lĩnh vực cạnh tranh, phân khúc và thị trường mục tiêu, điểm khác biệt, ưu thế cạnh tranh cốt lõi, giá trị và tính cách thương hiệu,… từ đó có thể đạt được tốt nhất những mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn