Giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu BIDV tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 105 - 115)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.8.Giải pháp hỗ trợ khác

- Thành lập phòng Marketing riêng biệt: Hiện nay trong cơ cấu hoạt động của BIDV Thái Nguyên chưa có bộ phận Marketing và PR, do đó hoạt động thúc đẩy và quảng bá thương hiệu chưa thực sự hiệu quả, bằng chứng là trong thời gian qua, BIDV Thái Nguyên thực hiện rất ít các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình ra bên ngoài, cho nên dù chất lượng dịch vụ của BIDV Thái Nguyên có cao nhưng còn một bộ phận lớn người dân trong tỉnh chưa biết đến thương hiệu BIDV Thái Nguyên, ngoại trừ những khách hàng quen thuộc. Vấn đề phát triển thương hiệu là một vấn đề quan trọng và sống còn của ngân hàng nên cần có phòng Marketing riêng biệt nhằm xây dựng chính sách thương hiệu và triển khai trong từng giai đoạn cụ thể.

- Xây dựng chính sách phát triển thương hiệu rõ ràng và mang tính chiến lược lâu dài: Chính sách phát triển thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng, chính sách này nhằm hỗ trợ ngân hàng hoàn thành nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau, đồng thời thuyết phục khách hàng rằng các sản phẩm, dịch vụ cùng một ngân hàng thì có cùng chất lượng hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó. Việc xây dựng thương hiệu là một việc làm lâu dài và có thể phải được duy trì trong suốt quá trình tồn tại của sản phẩm đó, vì vậy xây dựng thương hiệu có thể nói là chỉ có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc. Chính vì lý do đó mà BIDV Thái Nguyên cần có một chính sách phát triển rõ ràng và mang tính chiến lược trong dài hạn.

4.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Mặc dù để thương hiệu BIDV tồn tại và phát triển bền vững tại địa bàn Thái Nguyên cần có sự nỗ lực và vận động tự thân rất lớn của BIDV Thái Nguyên song

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để thương hiệu BIDV thực sự có những ảnh hưởng tích cực, có tầm vóc và những bước tiến vượt bậc cần thiết phải có sự định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - đơn vị chủ quản - người sở hữu thương hiệu BIDV.

4.4.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng chiến lược thương hiệu là bước cơ bản, cần thiết và cốt lõi để mỗi ngân hàng có thể xây dựng thành công một thương hiệu mạnh. Mặc dù, BIDV là thương hiệu được đánh giá tốt trong thời gian vừa qua song thực sự những thành tựu ấy chưa xứng tầm với thâm niên, quy mô và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược thương hiệu cụ thể cho hoạt động của mình, đây là lí do mà các chi nhánh như Thái Nguyên vẫn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển thương hiệu tại đơn vị mình. Xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ xác định tương lai mà thương hiệu BIDV nhắm đến, những cam kết lâu dài, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác và khách hàng.

4.4.2. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là một việc làm thường xuyên của mọi ngân hàng, bởi định vị thương hiệu chính là việc làm mới thương hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt và phù hợp đối với khách hàng trong từng phân khúc thị trường và lĩnh vực cạnh tranh. Với mục tiêu xây dựng các chi nhánh bán lẻ và bán buôn điển hình trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần định vị thương hiệu cho từng thị trường hay từng khu vực. Định vị thương hiệu với các công cụ của mình sẽ giúp các chi nhánh BIDV xác định các yếu tố thương hiệu chủ chốt như lĩnh vực cạnh tranh, phân khúc và thị trường mục tiêu, điểm khác biệt, ưu thế cạnh tranh cốt lõi, giá trị và tính cách thương hiệu,… từ đó có thể đạt được tốt nhất những mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.4.3 . Định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu là khái niệm không mới trong Marketing học quốc tế. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về phương pháp và cách thức định giá thương hiệu, song ở một mức độ nào đó, các bảng định giá thương hiệu vẫn được chấp nhận và được công chúng xem như một đánh giá có chất lượng, có tính định hướng. Ví dụ: Bảng đánh giá 100 thương hiệu mạnh của Interbrand đưa ra hàng năm. Một thương hiệu nằm trong bảng đánh giá này chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của công chúng, là một mục tiêu lựa chọn của khách hàng, là điểm tựa cho long trung thành của khách hàng,… Ở Việt Nam, mặc dù cũng có những tổ chức đưa ra những bảng xếp hạng các thương hiệu mạnh song cũng chưa có bảng đánh giá nào thực sự phản ánh đầy đủ vị thế và giá trị thương hiệu. Chính vì vậy, là một ngân hàng thương mại lớn có các hiện diện thương mại, văn phòng và chi nhánh ở nước ngoài, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp tổng thể để BIDV có tên trong danh sách các bảng đánh giá thương hiệu của các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước. Điều này nếu làm được sẽ có ý nghĩa gấp nhiều lần các biện pháp khuếch trương, quảng bá đơn lẻ của từng chi nhánh.

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm cơ bản về phát triển thương hiệu BIDV của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên, với những định hướng và mục tiêu cụ thể của công tác phát triển thương hiệu, tác giả đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị giúp BIDV Thái Nguyên xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả, phấn đấu đưa BIDV trở thành thương hiệu mạnh số 1 trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế.

Từ thực tế về mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của BIDV trên địa bàn Thái Nguyên hiện nay, có thể nhận thấy: mặc dù BIDV Thái Nguyên đã đạt được nhiều giải thưởng, được ghi nhận về chất lượng dịch vụ và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, nhưng nếu chất lượng dịch vụ tốt không song hành với mạng lưới hoạt động rộng lớn và một chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn thì cũng chưa đủ làm nên tên tuổi cho một ngân hàng. Lựa chọn của khách hàng khi quyết định đầu tư thường tập trung vào các ngân hàng đã có danh tiếng, vì các ngân hàng đó phần nào đã tạo dựng được thương hiệu cho mình.

Những khảo sát và số liệu hoạt động cho thấy BIDV đang là một trong ba thương hiệu ngân hàng mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với một số số liệu cụ thể như: 72% số người được hỏi nhận biết được thương hiệu BIDV; thị phần dư nợ tín dụng đứng thứ nhất trên địa bàn; thị phần huy động vốn đứng thứ 2; tốc độ tăng trưởng khách hàng bình quân >30%,… Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại trong công tác phát triển thương hiệu của BIDV như: phạm vi ảnh hưởng và nhận diện thương hiệu còn kém ở các huyện, thị, đối tượng khách hàng chưa đa dạng,chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa thực sự có sự vượt trội,…

Do đó, BIDV Thái Nguyên cần phải xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu vững chắc, bền vững cho mình. Một chiến lược phát triển tốt sẽ giúp cho lãnh đạo ngân hàng có sự đầu tư thích đáng cho thương hiệu.

Phát triển thương hiệu BIDV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2015 cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: vươn lên đứng thứ nhất trong khối NHTM địa bàn về huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn và dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,41% và 25,26%, đứng thứ 2 về số lượng khách hàng và mạng lưới, tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ ròng và lợi nhuận trước thuế hàng năm là trên tối thiểu 30%,…

Để phát triển thương hiệu BIDV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyênthành hiện thực cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Giải pháp về sản phẩm - dịch vụ, giải pháp về truyền thông, quảng bá thương hiệu, giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng , giải pháp về nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, bảo vệ thương hiệu và một số giải pháp hỗ trợ khác. Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu này đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ, chuyên nghiệp và thường xuyên. Đồng thời cũng cần có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự cam kết của lãnh đạo thì mới thành công. Mỗi một nhân viên phải là một đại sứ của thương hiệu cho chính ngân hàng mình.

Với việc thực hiện chủ động, triệt để và linh hoạt các giải pháp trên, BIDV Thái Nguyên sẽ sớm nâng cao hơn nữa vị thế thương hiệu của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và góp phần giúp thương hiệu BIDV có thể vươn tầm ra khu vực và trên thế giới. Bởi ngành ngân hàng Việt Nam chỉ có thể có thương hiệu trên trường quốc tế khi nhiều ngân hàng trong hệ thống ngân hàng cùng tạo dựng được thương hiệu tốt cho mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Business Monitor (2012), Việt Nam, các dự báo kinh tế, Hà Nội.

2. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Kỉ yếu hội thảo khoa học, Ngân hàng nhà nước Việt Nam - NXB Phương Đông, 2005. 3. TS Nguyễn Thị Minh Hiền (1999), Marketing dịch vụ tài chính, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

4. TS Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới của NHTM trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí ngân hàng số 3/2003.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Bản cáo bạch, Hà Nội. 6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Nghị quyết 1155 v/v phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh 2011-2015,

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Nghị quyết 321 phê duyệt áp dụng cẩm nang nhận diện thương hiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tái bản lần thứ nhất, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2010-2012, Thái Nguyên.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (2012), Kế hoạch định hướng kinh doanh giai đoạn 2013-2015, Thái Nguyên. 10. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2010-2012,

Thái Nguyên.

11. PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập - Kỉ yếu hội thảo khoa học.

12. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. Tạo dựng và quản trị thương hiệu- Danh tiếng và Lợi nhuận (2005), Viện Nghiên cứu và đào tạo về Quản lý, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 14. TS Nguyễn Quốc Thịnh (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Lê Xuân Tùng (2005), Xây dựng và phát triển thương hiệu, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16. Các báo điện tử: http://www.vcb.com.vn http://www.vietinbank.vn http://www.bidv.com.vn http://www.vneconomy.com.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.thainguyen.gov.vn http://www.interbrand.com/en/best-global-brands http://www.thuonghieunoitieng.info

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC 1

NHẬN DIỆN THƢƠNG HIỆU MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Tên ngân hàng Thƣơng hiệu Lô gô Slogan

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Techcombank Giữ trọn niềm tin

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Vietinbank Nâng giá trị

cuộc sống Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Ngân hàng của mọi nhà Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Maritime Bank Tạo lập giá trị

bền vững

Ngân hàng

TMCP Quốc Tế VIB Dịch vụ từ trái tim (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng TMCP An Bình ABBank Trao giải pháp - nhận nụ cười Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam Agribank Mang phồn thịnh đến khách hàng Ngân hàng TMCP Đông Á ĐongABank Người bạn đồng hành tin cậy Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV

Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA

Hiện chúng tôi đang tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng về mức độ ưa thích và tin dùng của quý khách đối với sản phẩm dịch vụ của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cuộc khảo sát này nhằm đưa ra những đánh giá để nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của Quý khách. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác chân tình của Anh/Chị. Các ý kiến trả lời của Anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

1. Trƣờng hợp khách hàng cá nhân

Giới tính:  Nam  Nữ

Độ tuổi: <22 tuổi  22 – 30  31 - 55  >55 tuổi Nghề nghiệp: ... Trình Phổ thông  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Trên đại học

2. Trƣờng hợp khách hàng là tổ chức

Lĩnh vực kinh doanh: ... Thời gian hoạt động: ... Loại hình kinh doanh: DNTN CT CP NNN

3. Khi nhắc tới “ngân hàng”, bạn nghĩ đến ngân hàng nào đầu tiên?

... ...

4. Bạn hãy kể tên 05 ngân hàng mà theo bạn là có thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng hiện nay? Và sắp xếp theo thứ tự giảm dần

... ...

5. Bạn có thể nhận biết thƣơng hiệu một ngân hàng qua:

 Logo  Slogan (Khẩu hiệu)

 Đồng phục nhân viên  Khác

6. Bạn có biết BIDV?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7. Bạn biết đến BIDV thông qua:

Sử dụng sản phẩm dịch vụ  Truyền hình, Báo chí

 Tờ rơi  Người thân, bạn bè giới thiệu

 Các hoạt động khuyến mại, tài trợ  Khác

8. Bạn biết gì về BIDV?

 Là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam  Là ngân hàng có nhiều hoạt động xã hội

 Là ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng  Khác:...

9. Bạn đã từng sử dụng dịch vụ của BIDV chƣa?  Rồi  Chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Mức độ bạn sử dụng sản phẩm dịch vụ của BIDV so với các ngân hàng khác

 Ít hơn NH khác  Như các NH khác  Nhiều hơn NH khác

11. Mức độ hài lòng đối với BIDV

1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu BIDV tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 105 - 115)