5. Kết cấu của đề tài
3.1.4. Điều kiện kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần.
Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Tỉnh đã được Chính Phủ chấp thuận để hình thành nhiều khu công nghiệp là KCN Sông Công I; KCN Sông Công I; KCN Nam Phổ Yên, KCN Tây Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ và KCN Quyết Thắng đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năm. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh năm 2012 ước đạt 7,2%.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành, thấp hơn thứ hạng 42 của năm 2010. Năm 2012, Thái Nguyên vươn lên vị trí thứ 17 tăng 40 bậc so với năm 2011.