Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương bằng phương pháp CAMELS (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG-TECHCOMBANK

3.2. Nhóm biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Kỹ Thương – Techcombank

3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng

3.2.3.1.1. Lý do đề ra biện pháp

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một ngân hàng thương mại được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có.

- Thực tế cho chúng ta thấy hiện tượng thiếu hụt thanh khoản, thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Kế đến những ngân hàng có vấn đề này bắt đầu mất các khoản tiền gửi cũ và mới, nguồn cung cấp tiền ngày càng khác ở trong tình thế cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng vì thiếu sự an toàn hoặc với lãi suất cao hơn, một tác nhân làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng có vấn đề.

- Nhiều ngân hàng thực sự cho rằng có thể vay mượn các nguồn thanh khoản không giới hạn bất kỳ lúc nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản nhiều dưới hình thức các tài sản có giá cả ổn định và dễ bán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số ngân hàng đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua.

- Ngày nay, quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu

cầu thanh khoản, mặc dù về kỹ thuật, nó vẫn còn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản của một ngân hàng là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

3.2.3.1.2. Để quản trị thanh khoản có hiệu quả tốt, một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo sau đây cần thiết được tuân theo

- Người quản trị thanh khoản thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. Chẳng hạn, bất cứ khi nào bộ phận phụ trách tài khoản tiết kiện dự kiến nhận một số chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn trong một vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay tới người quản trị thanh khoản hoặc bộ phận cho vay đã thoả thuận cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, nhà quản trị thanh khoản cần chuẩn bị khả năng khách hàng rút tiền từ hạn mức đó.

- Nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trước khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi tiền/ vay tiền dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi/ trả nợ.

Điều này cho phép người quản trị thanh khoản hoạch định đón đầu để xử lý hiệu quả hơn phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt đang xuất hiện.

- Nhu cầu thanh khản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục để tránh kéo dài một trong hai trạng thái: thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản phải được xử lý nhanh chóng nhằm tránh sự khẩn trương gây gắt trong việc phải vay mượn hay bán tài sản.

- Đặc biệt là việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đó các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay nói chung cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết để tránh vấn đề nợ xấu có thể tăng cao trong giai đoạn tới

- Chiến lược quản trị thanh khoản

Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 cách sau đây:

 Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (tài sản)

 Vay mượn bên ngoài (nguồn vốn) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

 Phối hợp cân bằng cả hai hướng trên.

3.2.3.1.3. Hiệu quả mang lại

- Đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng

- Nâng cao uy tín của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể tiếp cận với các nguồn vốn với chi phí huy động thấp

3.2.3.2. Quản trị rủi ro các tài sản có ngoại bảng 3.2.3.2.1. Lý do đề ra biện pháp

Các tài sản ngoại bảng dù chưa đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản nội bảng nhưng có mức độ rủi ro tương đối cao bao gồm các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, mua bán hàng hoá tương lai, mua bán vàng…. Hơn nữa, trong môi trường kinh doanh không biên giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đạt đỉnh cao, nên hàng loạt công cụ kinh doanh phái sinh cũng đã và đang được hình thành hàng ngày hàng giờ dựa trên nền tảng khoa học này. Trong đó không ít các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại bởi thiếu công cụ phòng chống hữu hiệu do các công cụ phái sinh “khó đong khó đếm” gây ra.

Đặc biệt là các công cụ phái sinh từ nhà đất, từ chứng khoán… là những nội dung mà các định chế tài chính và ngân hàng cần phải hết sức quan tâm.

3.2.3.2.2. Ngân hàng cần phải

- Thực hiện đúng yêu cầu của NHNN về, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản mục tài sản ngoại bảng.

- Đảm bảo chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng.

- Lựa chọn khách hàng cẩn thận trong quá trình cung cấp các sản phẩm có tính rủi ro cao: ngân hàng thực hiện vai trò là người phát hành L/C, cung cấp các sản phẩm phái sinh, các hợp đồng mua bán vàng, ngoại tệ….

3.2.3.2.3. Hiệu quả mang lại

- Hạn chế rủi ro do các nghiệp vụ trong khoản mục cam kết ngoại bảng mang lại cho ngân hàng.

- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các nghiệp vụ trong khoản mục thanh toán ngoại bảng.

- Tăng cường uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính, khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng làm ngân hàng phát hành L/C, sẽ là sự lựa chọn của các ngân hàng nước ngoài khi tìm kiếm ngân hàng trung gian, ngân hàng thông báo, ngân hàng bảo lãnh trong thanh toán quốc tế.

3.3. Một số kiến nghị kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương bằng phương pháp CAMELS (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)