CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG-TECHCOMBANK BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAMELS
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2008
Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam trải qua một năm đầy khó khăn, với một số điểm nổi bật:
- Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có.
- Tỷ giá USD/VND tăng đột biến
- Chính thức cấp giấy phép cho ngân hàng ngoại - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoản tài chính toàn cầu - Nợ xấu tăng
- Tín dụng tăng 21% so với năm 2007 - thấp hơn mức khống chế 30%
Bảng biểu 2.4: Một số chỉ tiêu chung năm 2008
Tăng trưởng VCSH 30%
Tăng trưởng tín dụng 21%
Tăng trưởng huy động 13%
Tỷ lệ nợ xấu 3.50%
Hệ số an toàn vốn 9.70%
Khả năng chi trả ngắn hạn >100%
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động 2008 của NHNN
2.2.1. Lạm phát
Hầu hết các ngân hàng lỗ từ hoạt động cho vay. Lạm phát tăng cao trong năm 2008 là nguyên nhân của hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn đến ngành ngân hàng. Lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh 10 lần, kéo theo lãi suất huy động biến động mạnh, có lúc ở mức trần lãi suất (cho vay 22-25%, huy động 19% /năm)
Hình 2.5: Lạm phát và lãi suất cơ bản 2.2.2. Tỷ giá hoái đối
Hoạt động huy động và tín dụng của hệ thống NHVN có cơ cấu bình quân khoảng 30% ngoại tệ và 70% VND/năm, ngoài ra mua bán ngoại tệ cũng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy tỷ giá có ảnh hưởng đến cung cầu giá của ngoại tệ, đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ về xuất nhập khẩu.
Hình 2.6: Biến động tỷ giá hoái đối USD/VND
Hình 2.7: Số lượng ngân hàng Năm 2008, tỷ giá biến động rất phức tạp, VND mất 9% giá trị so với USD.
Biên độ tỷ giá có sự điều chỉnh mạnh, với 3 lần nới rộng, từ +/-0.75% lên +/-3%.
2.2.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:
Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiêu doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Chính sách của Chính phủ và NHNN: cơ chế điều hành có những thay đổi lớn.
Ảnh hưởng lớn nhất đến ngành là các gói kích cầu – tác động đến cung cầu của ngành. Một trong những chính sách quan trọng của gói kích cầu là tăng tín dụng cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên để đáp ứng cho việc tăng tín dụng, các NHTM sẽ phải tăng lãi suất để thu hút vốn, do đó tỷ lệ lãi biên giảm.
Cạnh tranh giữa các ngân hàng: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt.
Mặc dù có quy mô lớn hơn, nhưng với chính sách quản lý thiếu linh hoạt so với các NHTMCP, nên các NHTMNN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong tình hình khó khăn như
năm 2008. Cụ thể: Tập trung vào hoạt động truyền thống nên lợi nhuận thấp, nợ xấu tăng, rủi ro tín dụng tăng. Chính sách lãi suất không linh hoạt khiến tính thanh khoản thấp hơn NHTMCP. Hiệu quả sử dụng chi phí thấp do bộ máy hoạt động lớn, kém hiệu quả được bộc lộ rừ và ảnh hưởng lớn trong khủng hoảng.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài đi vào hoạt động ở Việt Nam trong nănm 2008, tạo áp lực
cạnh tranh cao hơn cho toàn ngành, do những lợi thế nhất định về công nghệ, nhân sự, sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài và mạng lưới đa quốc gia….
Sự cạnh tranh của thị trường chứng khoán và bất động sản: ảnh hưởng đến việc huy động và tín dụng của ngân hàng: tiền nhàn rỗi sẽ có nhiều kênh để lựa chọn
; các doanh nghiệp cần vốn có thể chọn hình thức phát hành thay vì vay ngân hàng.
2.3.4. Tác động đến ngành Chất lượng nợ:
Năm 2007, tín dụng tăng trưởng 21%, thấp hơn so với năm trước, và không bằng ẵ tốc độ tăng trưởng của năm 2007 - một năm được xem là bựng nổ tớn dụng.
Nợ xấu của toàn hệ thống ~ 43.500 tỷ đồng, chiếm 3.5%tổng dư nợ tín dụng. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng vọt.
Lãi biên:
Với lãi suất huy động cao hầu hết năm 2008, trong khi lãi suất cho vay bị hạn chế ( do khách hàng không tiếp cận vốn khi lãi suất cao, yêu cầu từ chính sách kích cầu của Chính phủ…) do vậy tỷ lệ lãi biên chỉ dao động dưới 3%
Tính thanh khoản:
Trong năm 2008, tỷ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống dao động trong khoảng 95% đến >100% - theo chuẩn của những tổ chức uy tín trên thế giới như Moodys, Fitchrating thì tỷ lệ này khá cao. Có những thời điểm lãi suất cao và biến động thất thường, các NHTM ưu tiên huy động vốn ngắn hạn, hoạt động tín dụng giảm, tính thanh khoản của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, NHNN đã có những biện pháp thích hợp như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, thanh tra kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM
Cơ cấu thu nhập:
Thu nhập từ lãi chiếm chủ yếu trong tổng LN của hệ thống NHTM, tuy nhiên cơ cấu này có xu hướng giảm ở hầu hết các NH. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng như tỷ trọng thu nhập lãi ròng trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng đều giảm, nguyên nhân:
- Hoạt động tín dụng gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những ngân hàng chỉ tập trung vào lĩnh vực truyền thống gặp rất nhiều thách thức: lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, hoạt động khó khăn. Một số ngân hàng linh hoạt lựa chọn các kênh đầu tư khác có cơ hội kiếm lời.
- Chi phí huy động vốn tăng vọt 20-21%, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thấp nhiều ngân hàng bị lỗ từ hoạt động cho vay.
- Xu hướng thay đổi cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng đi theo mô hình hiện đại, tăng các hoạt động dịch vụ và giảm các hoạt động truyền thống:
huy động và tín dụng.
2.3. SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG