Chỉ tiêu ROA và ROE

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương bằng phương pháp CAMELS (Trang 57 - 98)

Qua các năm Techcombank luôn duy trì tỷ lệ ROA ở mức 2%, cao hơn 5.3% so với trung bình nghành. Số liệu nay đã chứng minh được hiệu quả trong sử dụng Tài sản Có của Techcombank, với việc duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên Tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế. Tuy ROA cao so với trung bình nghành nhưng mức độ này là không đáng kể, vì vậy sẽ không hàm chứa rủi ro quá cao trong hoạt động kinh doanh của Techcombank.

So với ROA thì ROE có sự biến động hơn, bình quân qua các năm duy trì ở mức 23%, ROE phản ánh suất sinh lợi mà nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào cổ phiếu của Techcombank, đồng thời cũng đo lường khả năng lành mạnh của ngân hàng: ROE cao tương đối so với ROA, điều này nói lên rằng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Techcombank, hầu hết nguồn vốn của ngân hàng là từ nguồn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ, một ngân hàng sử dụng đoàn bẩy tài chính sẽ làm tăng thu nhập nhưng hàm chứa rủi ro, Techcombank đã chấp nhận một mức rủi ro nhất định (Nợ xấu/Tổng dư nợ :2.5%) để có thể đạt mức thu nhập trong kế hoạch hoạt động của ngân hàng. Đồng thời Techcombank còn trích lập quỹ dự phòng dự phòng rủi ro trong tương lai. 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2005 2006 2007 2008 9 10 10 11 11 12 12 13

ROA ROE ROE/ROA

Hình 2.22: ROA và ROE

Nguồn : BCTC Techcombank

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng thu nhập cao (bình quân 42%) chứng tỏ hiệu quả tạo lợi nhuận của một đồng thu nhập tốt.

Bảng biểu 3.18: Thu nhập ròng/Tổng thu nhập của Techcombank

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Thu nhập ròng 220,183 435,085 611,359 1,216,008 3,290,296 Tổng thu nhập 529,224 972,319 1,494,402 2,823,694 8,299,660

TN ròng/Tổng TN 42% 45% 41% 43% 40%

Nguồn : BCTC của Techcombank 2.3.5. Khả năng thanh khoản

2.3.5.1. Cơ cấu tiền gửi tại Techcombank

Nguồn vốn Techcombank huy động được trên thị trường chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn chiếm khoảng 52%, phần còn lại 48% là phần tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, tiền ký quỹ và khoảng 40% tiền gửi tiết kiệm. Đây được xem như là lợi thế của Techcombank trong việc cân đối nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, cân đối cơ cấu thời hạn của các đồng tiền. Ngoài ra Techcombank còn hoạt động tích cực trên thị trường liên ngân hàng: làm dịch vụ thanh toán liên: thanh toán quốc tế, đại lý…Cụ thể có khoảng 26% trong tổng tài sản là nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại Techcombank, chiếm khoảng 28% trong tổng nguồn vốn mà Techcombank huy động được.

Riêng năm 2008, tiền gửi của các TCTD tại Techcombank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng gần với bình quân hàng năm 26%, tuy nhiên nguồn vốn mà Techcombank nhận được từ tiền gửi và vay từ các TCTD khác giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng chỉ là 6%. Điều đó cho thấy Techcombank đã cân đối được nguồn vốn huy động từ thị truờng 1 và thị trường 2 nâng cao hiệu quả trong hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng: nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đây là thị trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng do chi phí huy động vốn thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao (so với thị trường liên ngân hàng), thị trường liên ngân hàng hay còn gọi là thị trường 2 mang lại nguồn lợi nhuận thấp hơn nhưng ngân hàng cần thiết phải giao dịch ở thị trường này nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý, vay mượn, và các nghiệp vụ hỗ trợ khác. Nguồn vốn vay mượn từ thị trường này nhằm mục đích thanh khoản cho ngân hàng, nếu NHTM sử dụng nguồn vốn này cho vay sẽ gây ra mất cân đối trong nguồn vốn của ngân hàng.

48% 52%

Tiền gởi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Hình 2.23: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

2.3.5.2. Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn

Nguồn vốn huy động qua các năm của Techcombank tăng trưởng nhanh chóng, mặc dầu vậy ngân hàng vẫn duy trì ổn định cơ cấu huy động: 40% vốn ngắn hạn và 60% nguồn vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn mang đến những lợi thế trong việc cân đối thời hạn của các đồng tiền nhưng đòi hỏi chi phí cho việc huy động vốn trung và dài hạn cao (so với nguồn vốn ngắn hạn).

0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 2004 2005 2006 2007 2008 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Nguồn vốn huy động ngắn hạn Nguồn vốn huy động trung và dài hạn Nguồn vốn NH/Tổng NV

Nguồn vốn DH/Tổng NV

Hình 2.24: Nguồn vốn huy động của Techcombank

Nguồn: BCTC Techcombank

Nguồn vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong cơ cấu tín dụng Techcombank sử dụng khoảng 70% nguồn vốn huy động được cho vay ngắn hạn, phần còn lại cho vay trung và dài hạn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn hầu như được sử dụng hết cho vay ngắn hạn , riêng nguồn vốn huy động trung và dài hạn: Techcombank chỉ sử dụng khoảng 27% trong nguồn vốn huy động cho vay trung và dài hạn, phần còn lại Techcombank dùng cho hoạt động đầu tư: đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh.

Như vậy với cơ cấu huy động và cho vay như trên thì cơ cấu nguồn vốn – tài sản của Techcombank không bị mất cân đối, hạn chế sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn vốn huy động ngắn hạn Cho vay ngắn hạn

Nguồn vốn huy động trung và dài hạn Cho vay trung và dài hạn

Hình 2.25: Sử dụng nguồn vốn của Techcombank

Nguồn: BCTC Techcombank

2.3.5.3. Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời qua các năm được Techcombank duy trì ổn định, hệ số nay dao động từ 1 đến 1.4 lần. Con số này nói lên rằng Techcombank luôn duy trì số lượng hợp lý Tài sản Có dễ biến động nhằm đối phó với những thay đổi của Tài sản Nợ biến động. Trong cơ cấu Tài sản Có biến động, tiền mặt chiếm một tỷ lệ tương đối thấp khoảng 4.33%, tiền dự trữ tại NHNN khoảng 8%. Phần còn lại là các tài sản sinh lời >80% với cơ cấu này Techcombank vừa duy trì được khả năng thanh toán tức thì cao vừa giữ được độ sinh lời của tài sản.

Đối với Tài sản Nợ động, khoản mục tài sản chiếm tỷ trọng cao là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trên thị trường 1, bình quân qua các năm tỷ lệ này là 93%, như vậy trong cơ cấu Tài Sản Nợ động đây là khoản mục biến động nhiều nhất, quản trị thanh khoản của Techcombank chính là quản trị khoản mục tài sản này.

1.4 1.3 1.2 1.0 1.2 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 2004 2005 2006 2007 2008 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 Tài sản Có động Tài sản Nợ động TSCó động/TSNợ động

Hình 2.26: Hệ số thanh toán của Techcombank 2.3.6. Phân tích độ nhạy

2.3.6.1. Phân tích điểm hoà vốn

Qua các năm Techcombank chỉ cần hoạt động ở mức bình quân 38% so với thực tế cũng đủ trang trãi toàn bộ chi phí kinh doanh. Riêng năm 2008, tỷ lệ này là 44% cao hơn hẳn so với các năm trước do năm 2008 với những bất ổn trong nền kinh tế, lãi suất huy động cao, các khoản trích lập dự phòng tăng đáng kể…. làm cho chi phí kinh doanh tăng đột biến: định phí và biến phí tăng hơn 2 lần so với năm 2007. Tuy nhiên xét về lãnh vực tín dụng, với mức thu nhập chung như hiện nay Techcombank chỉ cần cung cấp 11.974 tỷ đồng vốn cho nền kinh tế là đủ hoà vốn kinh doanh. Phần tín dụng vượt (14.966 tỷ đồng) đã góp phần không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng

Bảng biểu 2.27: Dư nợ hoà vốn của Techcombank

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1. Tổng định phí 173,003 157,230 254,837 506,268 1,682,501 2. Tổng biến phí 274,282 462,176 781,567 1,430,730 4,518,427 3. Tổng thu nhập 494,465 905,473 1,392,926 2,646,758 7,816,783 4. Thu nhập hoà vốn 388,513 321,156 580,623 1,101,923 3,987,364 5. Điểm hoà vốn (%) 79% 35% 42% 42% 51% 6. Dư nợ thực tế 3,370,091 5,293,062 8,696,101 20,486,131 26,940,235 7. Dư nợ hoà vốn 2,647,960 1,877,360 3,624,856 8,528,975 13,742,292

2.3.6.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng

Theo phân tích, trong điều kiện không thay đổi về lãi suất huy động và định phí, ở mức lãi suất cho vay 19% Techcombank bắt đầu có lợi nhuận. Mức lãi suất hoà vốn này là tương đối lớn so với các năm.

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% -2,000,000 -1,500,000 -1,000,000 -500,000 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000

Lãi suất Lợi nhuận sau thuế

Hình 2.28: Lãi suất huy động và cho vay của Techcombank

Nguồn: BCTC Techcombank

Nếu giữ lãi suất cho vay và nâng lãi suất huy động vốn ở lãi suất 11% Techcombank đạt điểm hoà vốn.

Khi cho cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động thay đổi, ở mức lãi suất 24% và 9% lợi nhuận của Techcombank là 0.

Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của Techcombank nói riêng và các ngân hàng nói chung rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất là một loại giá cả nên nó bị chi phối bởi quy luật cung cầu tiền trên thị trường. Trong môi trường cạnh tranh ngân hàng khó giữ được lãi suất cho vay cố định. Do đó khi có nhu cầu tăng hoặc giảm lãi suất cho vay, nhà quản trị nên tính toán để xác định mức tăng giảm quy mô tín dụng tương ứng để đạt mức lãi mong muốn.

2.3.7. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank trong năm 2008 theo phương pháp CAMELS

Cơ sở đánh giá: dựa trên những phân tích đánh giá các chỉ tiêu trong phương pháp CAMELS cùng với quyết định của ngân hàng nhà nước số 06/2008

QĐ-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008 ban hành quy định xếp loại ngân hàng cổ phần thương mại. Số điểm mà Techcombank đạt được là 91 điểm , ngoài ra số điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% so với số điểm tối đa của từng chỉ tiêu theo quy định của ngân hàng nhà nước. Vì vậy trong năm 2008, xếp loại Techcombank loại A.

Bảng biểu 2.31: Kết quả hoạt động của ngân hàng cổ phần thương mại Kỹ Thương – Techcombank theo phương pháp CAMELS:

Chỉ tiêu Số điểm đạt được

C: Capital (Vốn chủ sở hữu) 15

A: Asset (Chất lượng TS Có) 1. Chất lượng tín dụng

3. Cơ cấu Tài sản Có nội bảng 4. Các khoản cam kết ngoại bảng

33

20 5 5 3

M: Management (Chất lượng quản lý) 15

E: Earning (Kết quả thu nhập) Kết quả kinh doanh

Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập

18

15 3 L: Liqidity (Tính thanh khoản)

Khả năng thanh toán ngay

Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn trung dài hạn

15

9 6

CHƯƠNG III

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ

THƯƠNG-TECHCOMBANK

3.1. So sánh kết quả đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ Thương bằng phương pháp CAMELS với điểm chuẩn do NHNN quy định bằng phương pháp CAMELS với điểm chuẩn do NHNN quy định

Bảng 3.1: So sánh kết quả đánh giá hoạt động theo phương pháp CAMELS với điểm chuẩn

Chỉ tiêu Số điểm TCB đạt Số điểm tối đa đạt

C: Capital (Vốn chủ sở hữu) 10 15

A: Asset (Chất lượng TS Có) 1. Chất lượng tín dụng

2. Cơ cấu Tài sản Có nội bảng 3. Các khoản cam kết ngoại bảng

33 25 5 3 35 25 5 5

M: Management (Chất lượng quản lý) 15 15

E: Earning (Kết quả thu nhập) Kết quả kinh doanh

Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập

18 15 2 20 15 5 L: Liqidity (Tính thanh khoản)

Khả năng thanh toán ngay

Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn trung dài hạn

15 9 6 15 9 6 Tổng cộng 91 100

So với khung điểm chuẩn được NHNN quy định trong Quyết định số 06/2008 ta có thể đưa ra những nhận xét sau:

3.1.1. Những kết quả Techcombank đạt được

Techcombank luôn đáp ứng tốt các yêu cầu về vốn do NHNN quy định, bên cạnh đó Techcombank không ngừng gia tăng vốn tự có nhằm nâng cao các chức năng bảo vệ, chức năng hoạt động, chức năng điều chỉnh.

Vốn điều lệ trong năm 2008 của Techcombank không thấp hơn mức vốn pháp định.

Đảm bảo an toàn vốn, cụ thể:

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong năm 2008 là 16% cao hơn hẳn so với 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngoài ra lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân là 35% (>17%) , chính vì không đạt chỉ tiêu này nên năm 2008 Techcombank bị trừ 5 điểm từ số điểm tối đa 20.

 Sử dụng vốn điều lệ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước  Đảm bảo định hướng khuyến khích tăng vốn hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.

3.1.1.2. Chất lượng tài sản Có

Trong năm 2008 khoản mục chất lượng tín dụng đạt số điểm tối đa 20 điểm do đáp ứng đủ các yêu cầu sau: các khoản cho vay, ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng chiếm từ 50% trên tổng tài sản, ngoài ra tỷ lệ nợ xấu của Techcombank là 2.56% thấp hơn mức 3% do NHNN quy định, Techcombank luôn tuân thủ các quy định của NHNN về phân loại , trích lập và sử dụng dự phòng để sử lý rủi ro tín dụng.

3.1.1.3. Cơ cấu tài sn nội bảng

Trong cơ cấu tài sản Có của ngân hàng trong năm 2008, khoảng 90% là dùng cho các hoạt động sinh lời như: cho vay khách hàng, góp vốn liên doanh, chứng khoán đầu tư phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Chỉ tiêu này so với quy định của NHNN Techcombank đạt điểm tối đa là 5 điểm.

3.1.1.4. Chất lượng quản lý

Trong năm 2008, Techcombank đạt điểm tối đa 15 điểm do đáp ứng tốt các điều kiện sau:

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát đủ số lượng theo quy định.

- Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện đúng các quy chế nội bộ. - Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tương xứng với quy mô ngân hàng và hoạt động hiệu quả, đảm bảo các rủi ro quan trọng luôn được nhận dạng, đo lường, kiểm tra, kiểm soát một cách liên tục.

- Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành có năng lực, đoàn kết, có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần.

- Đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.

3.1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong năm 2008 hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi, mang lại lợi nhuận trước thuế 1.616 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.183 tỷ, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 35% (>17%). Chính vì những lý do trên số điểm Techcombank đạt được cho chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh là 15 điểm số điểm tuyệt đối.

Ngoài ra số điểm thưởng Techcombank nhận được là 2 điểm: số điểm này có được từ hoạt động thu phí dịch vụ, trong năm 2008 cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại không riêng gì Techcombank có sự thay đổi: thu nhập mang lại từ hoạt động kinh doanh truyền thống như cho vay giảm đáng kể thay vào đó là các khoản thu từ phí dịch vụ, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động phi tín dụng. Đây được xem là hướng giải quyết thoả đáng trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu. Tỷ lệ thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập trong năm 2008 là 7% thấp hơn 8% so với quy định của NHNN vì vậy số điểm Techcombank đạt được là 1 điểm, không đạt được số điểm tối đa là 3 điểm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương bằng phương pháp CAMELS (Trang 57 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)