Nguồn vốn Techcombank huy động được trên thị trường chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn chiếm khoảng 52%, phần còn lại 48% là phần tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, tiền ký quỹ và khoảng 40% tiền gửi tiết kiệm. Đây được xem như là lợi thế của Techcombank trong việc cân đối nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, cân đối cơ cấu thời hạn của các đồng tiền. Ngoài ra Techcombank còn hoạt động tích cực trên thị trường liên ngân hàng: làm dịch vụ thanh toán liên: thanh toán quốc tế, đại lý…Cụ thể có khoảng 26% trong tổng tài sản là nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại Techcombank, chiếm khoảng 28% trong tổng nguồn vốn mà Techcombank huy động được.
Riêng năm 2008, tiền gửi của các TCTD tại Techcombank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng gần với bình quân hàng năm 26%, tuy nhiên nguồn vốn mà Techcombank nhận được từ tiền gửi và vay từ các TCTD khác giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng chỉ là 6%. Điều đó cho thấy Techcombank đã cân đối được nguồn vốn huy động từ thị truờng 1 và thị trường 2 nâng cao hiệu quả trong hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng: nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đây là thị trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng do chi phí huy động vốn thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao (so với thị trường liên ngân hàng), thị trường liên ngân hàng hay còn gọi là thị trường 2 mang lại nguồn lợi nhuận thấp hơn nhưng ngân hàng cần thiết phải giao dịch ở thị trường này nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý, vay mượn, và các nghiệp vụ hỗ trợ khác. Nguồn vốn vay mượn từ thị trường này nhằm mục đích thanh khoản cho ngân hàng, nếu NHTM sử dụng nguồn vốn này cho vay sẽ gây ra mất cân đối trong nguồn vốn của ngân hàng.
48% 52%
Tiền gởi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn
Hình 2.23: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng
Nguồn: Tổng hợp từ Internet