Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank qua các năm 2005 2008

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương bằng phương pháp CAMELS (Trang 33 - 98)

2005 - 2008

Bảng biểu 2.1: Quy mô Techcombank

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn điều lệ (TrĐ) 617,660 1,500,000 2,521,308 3,642,015 Vốn tự có (TrĐ) 1,009,405 1,761,687 3,573,416 5,625,408 Tổng tài sản (TrĐ) 10,666,106 17,316,353 39,542,496 59,069,055 Doanh thu (TrĐ) 905,473 1,392,926 2,646,758 7,816,783 Số lao động (người) 1,039 2,509 3,067 4,224

Bảng biểu 2.2: Chất lượng tín dụng của Techcombank

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Dư nợ cho vay (TrĐ) 5,293,062 8,696,101 20,486,131 26,940,235 Dư nợ huy động vốn (TrĐ) 9,593,829 15,521,332 35,787,540 52,987,002

Nợ xấu (TrĐ) 154,557 270,449 282,709 689,670

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.92% 3.11% 1.38% 2.56%

Nguồn: Báo cáo TC Techcombank từ 2005 - 2008 Bảng biểu 2.3: Kết quả kinh doanh của Techcombank

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Doanh thu (TrĐ) 905,473 1,392,926 2,646,758 7,816,783 Chi phí (TrĐ) 619,406 1,036,404 1,936,998 6,200,928 Lợi nhuận trước thuế (TrĐ) 286,067 356,522 709,760 1,615,855 Lợi nhuận sau thuế (TrĐ) 20,156 256,906 510,384 1,183,083

ROE (%) 27% 19% 19% 26%

ROA (%) 2% 2% 2% 2%

EPS (đồng) 0 2,892 3,235 4,259

Nguồn: Báo cáo TC Techcombank từ 2005 - 2008 2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2008

Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam trải qua một năm đầy khó khăn, với một số điểm nổi bật:

- Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có. - Tỷ giá USD/VND tăng đột biến

- Chính thức cấp giấy phép cho ngân hàng ngoại - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoản tài chính toàn cầu - Nợ xấu tăng

- Tín dụng tăng 21% so với năm 2007 - thấp hơn mức khống chế 30%

Bảng biểu 2.4: Một số chỉ tiêu chung năm 2008

Tăng trưởng VCSH 30%

Tăng trưởng tín dụng 21%

Tăng trưởng huy động 13%

Tỷ lệ nợ xấu 3.50%

Hệ số an toàn vốn 9.70%

Khả năng chi trả ngắn hạn >100%

2.2.1. Lạm phát

Hầu hết các ngân hàng lỗ từ hoạt động cho vay. Lạm phát tăng cao trong năm 2008 là nguyên nhân của hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn đến ngành ngân hàng. Lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh 10 lần, kéo theo lãi suất huy động biến động mạnh, có lúc ở mức trần lãi suất (cho vay 22-25%, huy động 19% /năm)

Hình 2.5: Lạm phát và lãi suất cơ bản 2.2.2. Tỷ giá hoái đối

Hoạt động huy động và tín dụng của hệ thống NHVN có cơ cấu bình quân khoảng 30% ngoại tệ và 70% VND/năm, ngoài ra mua bán ngoại tệ cũng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy tỷ giá có ảnh hưởng đến cung cầu giá của ngoại tệ, đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ về xuất nhập khẩu.

Hình 2.7: Số lượng ngân hàng

Năm 2008, tỷ giá biến động rất phức tạp, VND mất 9% giá trị so với USD. Biên độ tỷ giá có sự điều chỉnh mạnh, với 3 lần nới rộng, từ +/-0.75% lên +/-3%.

2.2.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:

Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiêu doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chính sách của Chính phủ và NHNN: cơ chế điều hành có những thay đổi lớn. Ảnh hưởng lớn nhất đến ngành là các gói kích cầu – tác động đến cung cầu của ngành. Một trong những chính sách quan trọng của gói kích cầu là tăng tín dụng cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên để đáp ứng cho việc tăng tín dụng, các NHTM sẽ phải tăng lãi suất để thu hút vốn, do đó tỷ lệ lãi biên giảm.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt.

Mặc dù có quy mô lớn hơn, nhưng với chính sách quản lý thiếu linh hoạt so với các NHTMCP, nên các NHTMNN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong tình hình khó khăn như

năm 2008. Cụ thể: Tập trung vào hoạt động truyền thống nên lợi nhuận thấp, nợ xấu tăng, rủi ro tín dụng tăng. Chính sách lãi suất không linh hoạt khiến tính thanh khoản thấp hơn NHTMCP. Hiệu quả sử dụng chi phí thấp do bộ máy hoạt động lớn, kém hiệu quả được bộc lộ rõ và ảnh hưởng lớn trong khủng hoảng. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài đi vào hoạt động ở Việt Nam trong nănm 2008, tạo áp lực

cạnh tranh cao hơn cho toàn ngành, do những lợi thế nhất định về công nghệ, nhân sự, sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài và mạng lưới đa quốc gia….

Sự cạnh tranh của thị trường chứng khoán và bất động sản: ảnh hưởng đến việc huy động và tín dụng của ngân hàng: tiền nhàn rỗi sẽ có nhiều kênh để lựa chọn ; các doanh nghiệp cần vốn có thể chọn hình thức phát hành thay vì vay ngân hàng.

2.3.4. Tác động đến ngành

Chất lượng nợ:

Năm 2007, tín dụng tăng trưởng 21%, thấp hơn so với năm trước, và không bằng ½ tốc độ tăng trưởng của năm 2007 - một năm được xem là bùng nổ tín dụng.

Nợ xấu của toàn hệ thống ~ 43.500 tỷ đồng, chiếm 3.5%tổng dư nợ tín dụng. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng vọt.

Lãi biên:

Với lãi suất huy động cao hầu hết năm 2008, trong khi lãi suất cho vay bị hạn chế ( do khách hàng không tiếp cận vốn khi lãi suất cao, yêu cầu từ chính sách kích cầu của Chính phủ…) do vậy tỷ lệ lãi biên chỉ dao động dưới 3%

Tính thanh khoản:

Trong năm 2008, tỷ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống dao động trong khoảng 95% đến >100% - theo chuẩn của những tổ chức uy tín trên thế giới như Moodys, Fitchrating thì tỷ lệ này khá cao. Có những thời điểm lãi suất cao và biến động thất thường, các NHTM ưu tiên huy động vốn ngắn hạn, hoạt động tín dụng giảm, tính thanh khoản của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, NHNN đã có những biện pháp thích hợp như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, thanh tra kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM

Cơ cấu thu nhập:

Thu nhập từ lãi chiếm chủ yếu trong tổng LN của hệ thống NHTM, tuy nhiên cơ cấu này có xu hướng giảm ở hầu hết các NH. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng như tỷ trọng thu nhập lãi ròng trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng đều giảm, nguyên nhân:

- Hoạt động tín dụng gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những ngân hàng chỉ tập trung vào lĩnh vực truyền thống gặp rất nhiều thách thức: lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, hoạt động khó khăn. Một số ngân hàng linh hoạt lựa chọn các kênh đầu tư khác có cơ hội kiếm lời.

- Chi phí huy động vốn tăng vọt 20-21%, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thấp nhiều ngân hàng bị lỗ từ hoạt động cho vay.

- Xu hướng thay đổi cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng đi theo mô hình hiện đại, tăng các hoạt động dịch vụ và giảm các hoạt động truyền thống: huy động và tín dụng.

2.3. SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NHTMCP KỸ THƯƠNG - TECHCOMBANK:

2.3.1. Capital 2.3.1.1. Vốn tự có 2.3.1.1. Vốn tự có 96% 75% 103% 57% 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2005 2006 2007 2008 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Vốn tự Có Tốc độ tăng trưởng VTC Hình 2.8: Vốn tự có của Techcombank

Nguồn BCTC của Techcombank

Vốn tự có qua các năm liên tục tăng đặc biệt trong năm 2007 tốc độ này vượt quá ngưỡng 100% (103%) - trong đó tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ là 80%-. Có thể nói, trong năm 2007, sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng rõ nét hơn, nhất là kể ngày 1/4/2007 khi các ngân hàng nước ngoài bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam. Không những riêng Techcombank mà các ngân hàng trong nước nhất là các NHTMCP đã và đang từng bước nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tín dụng…..Từng ngân hàng đã đặt ra cho mình lộ trình tăng vốn cụ thể để đáp ứng yêu cầu được nêu rõ trong Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006.

Bảng biểu 2.9: Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại

Đơn vị tính: triệu đồng

Vốn điều lệ

Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 % tăng

Sacombank 2,340 4,449 90% Á Châu 1,100 2,630 139% Đông Á 880 1,600 82% Kỹ Thương 1,500 2,700 80% Phương Nam 1,290 1,434 11% Eximbank 1,212 2,800 131%

Nguồn: Báo cáo của NHNN.

Trong năm 2008 Techcombank tiếp tục nâng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo chi tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng TS Có. Vốn chủ sở hữu tăng 2.052 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2007 từ các nguồn: vốn điều lệ ( 1.121 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần ( 587 tỷ đồng), lợi nhuận giữ lại (208 tỷ đồng), các quỹ ( 137 tỷ đồng) . Ngoài ra trong năm đối tác chiến lược ngân hàng HSBC tăng tỷ lệ vốn góp từ 15% lên 20% hỗ trợ đắc lực cho quá trình hoạt động của Techcombank.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ của Techcombank: trong năm 2009 Techcombank dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.642.015 tỷ đồng lên 5.684.649 tỷ đồng bằng các nguồn sau: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu thường. Số vốn điều lệ tăng thêm 2.042.634 tỷ đồng sẽ được dự kiến phân bổ sử dụng như sau:

 Đầu tư tài sản trụ sở, thiết bị mạng lưới 34.8%  Đầu tư hệ thống công nghệ IT 14.24%

 Bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh 50.19%

Như vậy cùng với việc gia tăng vốn điều lệ Techcombank cũng không ngừng nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường khả năng phòng ngừa và chóng đỡ rủi ro, đáp ứng tốt hơn việc đảm bảo các quy định về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng.

0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 2004 2005 2006 2007 2008 VTC Nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng Tổng TS Có

Hình 2.10: Vốn tự có trong mối quan hệ với dư nợ tín dụng, nguồn vốn huy động và tổng tài sản có.

Nguồn BCTC của Techcombank

Mặc dù vốn tự có chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng tài sản của Techcombank ( bình quân qua các năm là 10%) nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở hình thành các nguồn vốn khác của ngân hàng.

Với tỷ lệ tăng trưởng bình quân của vốn chủ sở hữu là 83%, nổ lực không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu Techcombank đã nâng cao uy tín, sự tin cậy của mình trong việc huy động vốn, cụ thể tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động bình quân đạt 34%. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt con số ấn tượng 132%, tuy nhiên năm 2008 với nhiều biến động trên thị trường tài chính tốc độ huy động vốn chỉ đạt 47% so với năm 2007 và đạt 98% kế hoạch hoạt động do Ban giám đốc Techcombank đề xuất.

Nguồn vốn bình quân qua các năm Techcombank huy động khoảng 10 lần so với vốn tự có, tỷ lệ giữa vốn tự có và nguồn vốn huy động được 10% nằm trong quy định của NHNN, điều này phản ánh nguồn vốn mà Techcombank huy động được dựa trên cơ sở vốn tự có là nguồn vốn lành mạnh, khi sử dụng vốn này cho hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản.

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2004 2005 2006 2007 2008 0% 5% 10% 15% 20% 25% Vốn tự có CAR (%)

Bên cạnh đó các hoạt động như đầu tư, bảo lãnh khách hàng, góp vốn liên doanh, cho vay, cho vay đầu tư chứng khoán …đều đáp ứng các tỷ lệ quy định trên vốn tự có. Với việc tuân thủ tốt các quy định của NHNN, Techcombank đã tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hạn chế việc dồn vốn vào một số ít đối tượng khách hàng và lĩnh vực kinh doanh, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2.3.1.2. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Qua các năm Techcombank luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do NHNN quy định, bình quân tỷ lệ này là 15%. Với việc gia tăng vốn tự có, cùng với việc kiểm soát chặt chẽ rủi ro của tài sản Có, đặc biệt là tài sản ngoại bảng. Tuy chưa đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản nội bảng, nhưng các tài sản này có mức độ nhạy cảm rất cao đối với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trong năm 2007 Techcombank có thêm hoạt động đầu tư cổ phiếu và hoạt động kinh doanh vàng năm 2008. Đây là những hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhưng đi đôi với việc gia tăng lợi nhuận là những rủi ro tiềm ẩn. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu năm 2008 việc đảm bảo khả năng an toàn vốn là vô cùng quan trọng, tỷ lệ này cao hơn 18.3% so với năm 2007. Điều này phản ánh mức độ thận trọng của Techcombank trong công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên so với tỷ lệ 8% theo quy định của NHNN thì tỷ lệ này là tương đối cao, việc sử dụng vốn quá an toàn có thể là giảm sút đáng kể lợi nhuận của ngân hàng

Hình 2.11: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

2.3.2. Chất lượng TS Có

2.3.2.1. Cơ cấu Tài sản Có

Trong cơ cấu sử dụng Tài sản Có, bình quân Techcombank đã dùng 60% vào hoạt động tín dụng, điều này cho thấy Techcombank đã nổ lực không ngừng nhằm cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng, trọn gói và tiện ích ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Với 13% cho hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh và chứng khoán đầu tư. Các chứng khoán đầu tư ngân hàng nắm giữ cho mục đích thanh khoản (các chứng khoán có thể giao dịch dễ dàng trên thị trường, có tính lỏng cao), và cho mục đích đầu tư thu lãi, hầu hết các chứng khoán Techcombank nắm giữ là trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng khác và Chính phủ phát hành. Phần còn lại trong Tài sản Có tồn tại dưới dạng tiền mặt ngân quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi hoặc cho các tổ chức tín dụng khác vay chiếm 25%, TSCĐ và TS khác chiếm 2%.

25% 60% 13% 2% Ngân quỹ Cho vay Đầu tư TSCĐ + TS khác

Hình 2.12: Cơ cấu Tài sản Có bình quân

Nguồn BCTC của Techcombank

Trong năm 2008 cơ cấu Tài Sản Có của các ngân hàng có sự thay đổi: dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong khối giảm rõ rệt. Dư nợ Techcombank giảm xuống còn 46% trong tổng Tài Sản Có, con số này năm 2007 là 52%; dư nợ của Sacombank chiếm 50% so với 55% năm 2007, Eximbank cũng giảm tỷ lệ dư nợ từ 55% tài sản Có xuống còn 43% năm 2008.

Techcombank hoạt động mạnh cả trên thị trường một và thị trường hai ( thị trường liên ngân hàng). Trên thị trường liên ngân hàng Techcombank là thành viên hoạt động tích cực, cụ thể năm 2008 tiền gửi ở các tổ chức tín dụng chiếm gần 26% trong tổng Tài sản Có, chiếm tỷ trọng cao so với các ngân hàng trong khối.

2.3.2.2. Chất lượng hoạt động đầu tư

Đầu tư tài chính tại Techcombank chiếm tỷ trọng tương đối lớn gần bằng trung bình nghành 13.59%, đây là kết quả bùng nổ của thị trường chứng khoán vào năm 2007. Danh mục đầu tư của Techcombank tập trung nhiều vào cổ phiếu và trái phiếu đặc biệt là các trái phiếu có thời hạn trung bình 3 năm. Trong điều kiện thị trường chứng khoán sụt giảm giá trị do tác động của khủng hoảng kinh tế, lãi suất tăng cao Techcombank ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của Techcombank.

Trong tổng số 10.498 tỷ đầu tư chứng khoán của Techcombank, chứng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương bằng phương pháp CAMELS (Trang 33 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)