Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 88 - 91)

Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng đã có sự mở rộng mạnh mẽ cả về số lượng các ngân hàng thành lập mới cũng như số lượng các chi nhánh, điểm giao dịch của các ngân hàng. Cuối năm 2006 trên địa bàn thành phố Hải Phòng mới có 19 chi nhánh ngân hàng các loại đến cuối năm 2010 đã có 42 ngân hàng. Cùng với tốc độ mở rộng đó là nhu cầu về nhân lực ngày càng trở lên nóng bỏng. Các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước đang đứng trước sự chảy máu nguồn nhân lực rõ ràng. Tại Hải Phòng đã có trường hợp cả một phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại xin nghỉ việc và chuyển sang làm việc cho một ngân hàng cổ phần mới thành lập.

Hình ảnh của ngân hàng sẽ giảm sút theo từng bước chân ra đi liên tục của người lao động. Đối với người lao động, tên tuổi và hình ảnh của một doanh nghiệp không chỉ được tô vẽ bằng giá trị cổ phiếu hay các chiến lược quảng cáo rầm rộ mà còn gắn liền với chính sách nhân sự và nguồn nhân lực. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải được quan tâm chính đáng. Đây là giải pháp quan trọng cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung cũng như phát triển dịch vụ thẻ nói riêng. Người ta ví rằng nguồn nhân lực là “chất đốt” cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động. Hiện nay đa số cán bộ của VCB Hải Phòng đều có trình độ đại học trở lên, tuy nhiên tuổi đời còn trẻ do vậy còn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ thẻ cho nên còn gặp nhiều vướng mắc khó khăn. Mặt khác, do hoạt động thẻ phát triển với tốc độ tương đối lớn đòi hỏi lượng nhân sự lớn do đó vấn đề thiếu hụt nhân sự thường xuyên xảy ra, một cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều việc đã gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh thẻ thường gắn với nền tảng công nghệ hiện đại đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ thẻ phải thường xuyên cập nhật công nghệ và các loại sản phẩm thẻ mới. Đội ngũ nhân viên của ĐVCNT có đặc điểm là thường xuyên thay đổi, các nhân viên mới khó có

thể nắm bắt ngay các nghiệp vụ thanh toán thẻ nên việc phát hiện những giao dịch giả mạo là rất khó cho nên cán bộ ngân hàng phải thường xuyên giám sát các ĐVCNT và tổ chức các khóa tập huấn về các kỹ năng nghiệp vụ thanh toán thẻ và cập nhật thường xuyên những thay đổi trong quá trình thanh toán thẻ.

Vì vậy, để phát triển dịch vụ thẻ thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: Trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, VCB Hải Phòng cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển dụng, phân công, bồi dưỡng cán bộ và chính sách đãi ngộ:

 Trước tiên, khâu tuyển dụng cán bộ phải được thực hiện bài bản để chọn

được những người vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạo đức tốt. Việc tuyển dụng phải được tiến hành công khai minh bạch, qua nhiều vòng chọn lọc và thậm chí còn được uỷ quyền cho một công ty trung gian có kinh nghiệm trong công tác này.

 Phân công cán bộ một cách khoa học

Đó là một yêu cầu quan trọng để tránh lãng phí nguồn nhân lực. Cần sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực của từng người. Cần đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nhân viên, phân loại theo nhiều cấp độ khác nhau theo từng trình độ và từng loại nghiệp vụ cụ thể, kể cả cán bộ quản trị điều hành để đào tạo đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. Cần có hệ thống đánh giá cán bộ thông qua nhiều chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng về trình độ năng lực của cán bộ nhân viên ở mỗi vị trí công tác, kết quả tham gia các khoá đào tạo, hoặc tự đào tạo tại chỗ. Chỉ khi nào sắp xếp khoa học thì năng lực của cán bộ mới được phát huy một cách tối đa để hoàn thành tốt công việc được giao. Trong đó phải tận dụng những kinh nghiệm quý báu của những cán bộ có thâm niên, biến những kinh nghiệm của riêng cán bộ ấy thành tài sản chung của ngân hàng thông qua việc khuyến khích phát huy những sáng kiến, những buổi tổng kết rút kinh nghiệm…

 Tiến hành đào tạo cán bộ một cách liên tục

Đào tạo và đào tạo lại là một công tác cần được tổ chức thường xuyên, liên tục. Hoạt động thẻ là hoạt động luôn gắn với công nghệ hiện đại, các sản phẩm thẻ mới trên toàn cầu. Do vậy, nhân sự trong hoạt động thẻ phải thường xuyên cập nhật

những thay đổi mới nhất về qui trình, về môi trường vĩ mô và vi mô, những xu hướng mới trên thị trường…

Hoạt động đào tạo cần được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức như tổ chức các khoá đào tạo lại kiến thức cho nhân viên, tổ chức khoá đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên mới, mời giáo viên của các tổ chức quốc tế, ngân hàng quốc tế hoặc các trường Đại học về giảng dạy. Vietcombank có thể thành lập riêng một trung tâm đào tạo để chuyên môn hoá công tác đào tạo cán bộ của mình. Trung tâm có thể trực tiếp đào tạo hay tổ chức những hình thức đào tạo đa dạng như thuê chuyên gia đến giảng dạy mà trung tâm sẽ là đầu mối trung gian. Việc thành lập trung tâm đào tạo sẽ giúp nội dung đào tạo thiết thực hơn với cán bộ Vietcombank.

 Hoàn thiện chính sách đãi ngộ

Hoạt động thẻ mang rất nhiều rủi ro, vì thế cần phải xem xét quyền lợi tương xứng để giảm thiểu rủi ro đạo đức. VCB Hải Phòng nên có các chế độ khen thưởng vật chất và tinh thần hợp lý để động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Nên xây dựng chính sách tiền lương, thưởng phạt rõ ràng, cụ thể đối với cán bộ nhân viên vừa để đảm bảo phát huy năng lực của cán bộ, vừa làm cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong công tác.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ đông đảo, có trình độ và khả năng giao tiếp tốt sẽ là động lực tốt cho việc phát triển kinh doanh của VCB Hải Phòng nói chung và nâng cao hiệu quả công tác phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ nói riêng. Trong khi các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thường ít có sự khác biệt giữa các ngân hàng và có thể dễ dàng bị nhân bản nhanh chóng thì tài nguyên nhân lực chính tài sản độc nhất mà các ngân hàng thương mại khác khó có thể sao chép được. Có thể nói, nếu VCB Hải Phòng đầu tư chú ý vào việc xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh và giữ vững thương hiệu nhân lực thì chắc chắn sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh hữu hiệu.

Xác định được vai trò của các cán bộ nghiệp vụ – những người trực tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ, NHTMCP Ngoại thương VN đã xây dựng “Sổ tay văn hóa Vietcombank” và “Bộ tiêu chuẩn mẫu”

trong giao tiếp với khách hàng nhằm tiêu chuẩn hóa chất lượng phục vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w