Ngay từ những năm 1990 VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế bằng việc ký hợp đồng chấp nhận làm đại lý thanh toán cho thẻ Visa và Master thông qua tổ chức tài chính của Singapore và Malaysia. Mãi tới tháng 4/1996 VCB mới chấm dứt tình trạng này để trở thành thành viên chính thức của TCTQT Visa và Master, thanh toán trực tiếp với tổ chức thẻ quốc tế này. Sở dĩ VCB có thể triển khai dịch vụ thanh toán hiện đại này là do VCB vốn có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại, thanh toán quốc tế và luôn là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ ngân hàng. VCB cũng là ngân hàng có tiềm lực mạnh mẽ nhất để có thể thực thi lắp đặt cơ sở hạ tầng máy móc cho loại hình thanh toán hiện đại này.
Ngay từ khi mới hình thành việc kinh doanh dịch vụ thẻ, VCB luôn xác định thanh toán thẻ là mảng hoạt động trọng tâm đóng vai trò quan trọng trong
các kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ tại VCB. Hiện nay, cùng với xu hướng của thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường kinh doanh thẻ. Do đó, thị phần thanh toán thẻ quốc tế của VCB bắt đầu giảm xuống. Sự chia sẻ thị phần thanh toán này tất yếu xảy ra vì Nhà nước cũng như hệ thống các ngân hàng đều ý thức được xu hướng tất yếu của các kênh thanh toán hiện đại trong tương lai, trong đó có thanh toán thẻ. Sự tham gia muộn hơn của các ngân hàng khác là do họ chưa có kinh nghiệm nhiều trong thanh toán quốc tế cũng như trong hoạt động đối ngoại, do đó họ phải lùi lại một bước để thăm dò và học hỏi kinh nghiệm cũng như chuẩn bị thật tốt để gia nhập thị trường thẻ sôi động này. Rõ ràng sự sôi động trên thị trường thẻ Việt Nam cũng là một tín hiệu đáng mừng bởi điều này góp phần xây dựng một mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ rộng khắp, tạo điều kiện tốt nhất cho chủ thẻ sử dụng. Mặt khác, tiết kiệm chi phí xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thẻ, đặc biệt cơ sở hạ tầng của VCB chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế.
Tuy nhiên, tính đến hết năm 2010, VCB vẫn đang duy trì vị trí dẫn đầu vượt trội với 54,5% thị phần, gấp gần 5 lần so với ngân hàng đứng thứ 2 là Vietinbank với 11,2% thị phần. Nhưng thị phần này đang bắt đầu giảm nhẹ so với các năm trước do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng như: Vietinbank, UOB, Eximbank, và Sacmonbank.
Giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008-2009 là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới gặp vô vàn khó khăn do khủng hoảng. Các thành phần kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng cũng phải đối diện với nhiều thách thức khó khăn như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, vàng…biến động mạnh mẽ, tỷ lệ lạm phát gia tăng ở mức hai con số. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống VCB, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ nói riêng vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 và 06 tháng 2011
Loại thẻ
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế
(Đ.vị: nghìn usd) Tốc độ tăng trưởng (%)
2008 2009 2010 06T/11 09/08 10/09 BQ JCB 27 33 77 32 22,22 133,33 77,78 Master 393 403 745 499 2,54 84,86 43,70 Visa 1.305 1.415 2.712 1.722 8,43 91,66 50,05 Amex 332 298 404 272 -10,24 35,57 12,67 CUP 2 5 5 150,00 00,00 75,00 Tổng 2.057 2.151 3.943 2.530 4,57 83,31 43,94
Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP từ 2008 – 2010
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB Hải Phòng giai đoạn 2008-2010 và 06 tháng 2011
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán từng loại thẻ tín dụng quốc tế
Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP giai đoạn 2008 – 2010
Tại Chi nhánh doanh số thanh toán (DSTT) thẻ quốc tế năm 2009, 2010 lần lượt là 2.151 và 3.943 nghìn USD, tăng 4,57% và 83,31% so với năm trước đó và bình quân trong 03 năm mỗi năm đều tăng 43,94%. Sở dĩ năm 2009 doanh số thanh toán chỉ nhích hơn năm 2008 là do hoạt động thanh toán thẻ có đặc thù là phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động chi tiêu, sử dụng thẻ của các chủ thẻ nước ngoài, trong khi đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho thu nhập của người dân giảm mạnh, họ phải cắt giảm chi tiêu. Mặt khác, do khủng hoảng số lượng khách đến Việt Nam theo đó cũng giảm mạnh, giảm 11% so với năm 2008. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn ngày càng khốc liệt, nhiều ngân hàng trên địa bàn sẵn sàng giảm mức phí chiết khấu xuống thấp hơn quy định để hấp dẫn khách hàng là các ĐVCNT truyền thống của VCB Hải Phòng, tặng tiền cho nhân viên của ĐVCNT để họ cà thẻ tại máy không phải của VCB…Do đó, năm 2009 là năm khó khăn đối với Chi nhánh trong việc hoàn thành doanh số thanh toán thẻ quốc tế do trung ương giao. Tốc độ tăng trưởng là rất nhỏ so với năm 2008, chỉ bằng 4,57%. Riêng thẻ Amex, doanh số thanh toán giảm 10,24% so với năm 2008. Nhận thức được vấn đề đó, năm 2010 Chi nhánh đã nỗ lực hết mình với các chiến
lược Marketing hiệu quả để duy trì khách hàng cũ và phát triển các POS mới nhằm duy trì doanh số thanh toán và giữ vững thị phần trong điều kiện môi trường kinh doanh hết sức khó khăn, nhờ đó mà doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng mạnh đạt 83,31% so với năm 2009 với 3.943 nghìn USD. Với tiềm năng của thị trường cộng với loại hình thanh toán hiện đại, văn minh, cũng như sự hoàn hảo của các dịch vụ ngân hàng thì trong thời gian tới doanh số thanh toán thẻ quốc tế còn tăng mạnh, được nhiều khách hàng ưu tiên chọn lựa. Cho nên mới chỉ 06 tháng đầu năm 2011 doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại Chi nhánh đã đạt 2.530 nghìn USD, tăng 128,96% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 05 loại thẻ quốc tế do Vietcombank thanh toán thì doanh số thanh toán thẻ của 03 thương hiệu thẻ nổi tiếng vẫn dẫn đầu, chiếm thị phần chính trong doanh số thanh toán. Đó là: thẻ Visa, Master và Amex chiếm 97,92% năm 2010. Trong đó, doanh số thanh toán thẻ Visa luôn dẫn đầu với hơn 50% tỷ trọng doanh số thanh toán thẻ quốc tế do Chi nhánh thanh toán, gấp hơn 2 lần thẻ Master, tiếp đó là Amex. Hiện nay doanh số thanh toán thẻ Visa chiếm hơn 68% tổng doanh số thanh toán, luôn là loại thẻ được khách hàng ưu tiên chọn lựa nhất bởi tính ưu việt của nó, phù hợp với nhiều loại phân đoạn khách hàng. Sau 03 năm cổ phần bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh số thanh toán thẻ Visa vẫn tăng trung bình 50% mỗi năm. Đây là một nỗ lực to lớn đối với Chi nhánh trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cộng với rất nhiều ngân hàng trên địa bàn cũng chấp nhận thanh toán loại thẻ này như: Vietinbank, Sacombank, Eximbank,..Với tốc độ tăng trưởng hàng năm 100%, Vietinbank đang dần thu hẹp khoảng cách với Vietcombank bằng biện pháp giảm phí chiết khấu ĐVCNT nhằm lôi kéo khách hàng của Vietcombank, đặc biệt là các tập đoàn khách sạn lớn có doanh số cao. Năm 2009 là năm đầu tiên thanh toán thẻ CUP nên doanh số thanh toán vẫn còn khiêm tốn.
Kể từ năm 2009, cùng với việc hoàn thành kết nối hệ thống với TCTQT PULSE, Vietcombank trở thành ngân hàng duy nhất có lợi thế chấp nhận thanh toán 07 loại thẻ quốc tế là Visa, Master, Amex, CUP, JCB, Dinners Club, và
DiscoverCard nhưng tại Chi nhánh Hải Phòng có 02 loại thẻ (Dinners Club và DiscoverCard) chưa có doanh số thanh toán do chưa có khách hàng sử dụng loại thẻ này. Hơn thế nữa, VCB vẫn là ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ mang thương hiệu Amex trên lãnh thổ Việt Nam.