Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 29 - 32)

- Môi trường pháp lý: Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, có ảnh hưởng quan trọng mang tính hệ thống đối với cả nền kinh tế, mang tính xã hội hoá cao do vậy hoạt động của ngân hàng được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt của Nhà nước. Hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật tổ chức tín dụng, các quy định do Ngân hàng Nhà nước ban hành cũng như các văn bản dưới luật khác. Có thể nói môi trường pháp lý tạo những cơ hội và những thách thức, khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của các loại nghiệp vụ cụ thể, trong đó có nghiệp vụ thẻ. Chính vì vậy, một hành lang pháp lý đồng bộ hiệu quả cho các hoạt động phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ sẽ tạo cho các ngân hàng chủ động, an toàn khi tham gia vào thị trường thẻ đầy sôi động nhưng cũng không kém phần rủi ro này.

- Môi trường chính trị: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cả nền kinh tế chứ không riêng ngành ngân hàng. Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động ảnh hưởng qua lại rõ rệt. Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự yên tâm và niềm tin cho khách hàng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng nói riêng và mở rộng phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung. Ngược lại, bất kỳ một sự thay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra một tác động lớn đối với nền kinh tế. Bất ổn chính trị ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống xã hội, tạo ra tâm lý hoang mang trong dân cư, đe dọa làn sóng du lịch và đầu tư trong và ngoài nước làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh thẻ, đặc biệt là thẻ quốc tế.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố như thu nhập bình quân đầu người (mức độ thay đổi, tỷ lệ thay đổi và xu thế thay đổi); tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân; tỷ lệ lạm phát, sự ổn định kinh tế; chính sách

đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ...đều có tác động tới hoạt động của NHTM, trong

đó có dịch vụ thẻ thanh toán. Kinh tế phát triển thường đi kèm với phát triển khoa học, công nghệ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ trong

đó có dịch vụ thẻ như hệ thống thanh toán chuẩn nhanh nhạy, đường truyền dữ liệu hiện đại, chính xác, an toàn... đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát cao, thu nhập của người dân giảm sút, thất nghiệp gia tăng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ thì nhu cầu đối với thẻ thanh toán của ngân hàng cũng suy giảm.

- Môi trường xã hội: Môi trường văn hoá, xã hội như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển dịch vụ thẻ. Đặc biệt, người Việt Nam hiện vẫn có thói quen giao dịch tiền mặt: Thứ nhất là do trình độ khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán bằng thẻ, chưa thực sự hoàn thiện và tiếp cận đầy đủ tới mọi người dân. Thứ hai là nhìn chung tâm lý người dân vẫn “thích” tiền mặt hơn là sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, một phần là do sự e ngại trong việc công khai thu nhập qua tài khoản, mặt khác do thói quen. Như vậy, phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam thực sự là một thách thức lớn đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, với sự lỗ lực của các ngân hàng cùng với sự quan tâm của chính phủ ngành ngân hàng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất trong hoạt động dịch vụ thẻ và hòa chung vào sự sôi động của thị trường thẻ thế giới.

1.4.2 Nhân tố chủ quan

- Nguồn lực và chiến lược của ngân hàng: Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cạnh trạnh cũng là yếu tố cản trở hay thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt là cạnh tranh về mảng dịch vụ bán lẻ có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể phát hành và thanh toán thẻ làm cho thị phần của các NHTM bị chia nhỏ và chịu nhiều sức ép. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới. Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh. Ngày nay, các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau, hoặc với các tổ chức tài chính khác mà còn liên kết, khai thác những thế mạnh của nhau. Do vậy, nguồn lực và chiến

lược kinh doanh của ngân hàng hay mức độ đầu tư cho các loại hình dịch vụ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, trong đó có kinh doanh thẻ. Vì dịch vụ thẻ đòi hỏi phải đầu tư tương đối lớn về công nghệ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế gọi là hệ thống core-banking, bao gồm: hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống công nghệ sản xuất thẻ- công nghệ EMV, hệ thống quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải đầu tư một hệ thống thanh toán thẻ như máy cà thẻ, hệ thống máy ATM, máy cấp phép…đều là những trang thiết bị có giá trị rất lớn.

Bên cạnh đó, con người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định mọi thành công của ngân hàng. Ở Việt Nam ngành công nghệ thông tin chưa thực sự lớn mạnh, chất lượng, số lượng các kỹ sư cũng rất khác nhau. Do vậy, trình độ của đội ngũ nhân viên và năng lực quản trị của ngân hàng cần thường xuyên nâng cao về mọi mặt để theo kịp với sự phát triển của công nghệ trên thế giới. Vì thẻ ngân hàng là một sản phẩm gắn liền với công nghệ hiện đại.

- Quản trị rủi ro: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là những tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất trong quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ, ĐVCNT. Năng lực quản lý rủi ro là khả năng của ngân hàng trong việc chủ động kiểm soát rủi ro nhằm tối thiểu hóa tổn thất do rủi ro gây ra. Điều này được thể hiện ở khả năng xác định rủi ro, đo lường phân tích rủi ro, giám sát rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro.

- Ứng dụng Marketing: Dịch vụ thẻ là một dịch vụ có thể nói là chưa đi vào tiềm thức của người dân, là một phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong điều kiện trình độ dân trí và thu nhập cao. Do vậy, hoạt động marketing có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng. Thông qua các hoạt động: nghiên cứu, phân tích thị trường, thiết kế và khuyếch trương sản phẩm.

2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Hải Phòng thương VN – Chi nhánh Hải Phòng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w