Triển vọng phát triển thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 73 - 75)

Trong một vài năm trở lại đây, thế giới phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài làm cho rất nhiều tập đoàn tài chính hùng mạnh phải phá sản hay bị sáp nhập. Tại Việt Nam được xem như là một đất nước có sự ổn định về chính trị, tốc độ phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao. Do vậy, không những thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài với một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế mà còn là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài đều xác định kinh doanh thẻ là một mảng hoạt động trọng tâm mang tính chiến lược nên đã ưu tiên tập trung các nguồn lực tài chính, con người, công nghệ cho hoạt động này.

Ngoài ra, những tiến bộ của công nghệ đang có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường tài chính toàn cầu. Nền kinh tế tri thức cùng những tiến bộ về công nghệ đã xác định lại các quy tắc cuộc chơi dẫn đến khả năng của định chế tài chính trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ một cách có hiệu quả nhất sẽ là chìa khóa thành công. Tốc độ phát triển nhanh chóng và chuyển đổi môi trường tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, tối ưu hóa rủi ro tài chính và rủi ro tác nghiệp. Chính vì thế sự phát triển của ngân hàng trong giai đoạn mới, công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng và xem như khâu đột phá chính trong chiến lược hoạt động của toàn

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN – CHI NHÁNH HẢI

ngành ngân hàng Việt Nam. Công nghệ thông tin giúp ngân hàng tiếp cận các khách hàng cá nhân mọi lúc mọi nơi thông qua kênh bán lẻ hiện đại.

Quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card), phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Việt Nam là đất nước mà số người ở độ tuổi lao động dưới 30 chiếm hơn 60% dân số, trong vòng 5-10 năm nữa sẽ có những thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu độ tuổi theo hướng thuận lợi cho việc cung ứng sản phẩm mang định hướng công nghệ cao như thẻ. Trong đó, khoảng 25% dân số thành thị, có khoảng 30% số người đang học tập và công tác ở độ tuổi 15-30 có kiến thức cơ bản về tin học và có khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Khả năng tiếp thu những tiến bộ của khoa học công nghệ và sự tăng lên của mức thu nhập khả dụng sẽ là những nhân tố tạo điều kiện cho tầng lớp dân cư này dễ dàng chấp nhận sử dụng những dịch vụ ngân hàng và phương tiện thanh toán mới.

Bên cạnh đó, cùng với xu thế phát triển của đất nước thì thu nhập của người dân ngày càng được tăng lên, học sinh, sinh viên có điều kiện ra nước ngoài học tập và du lịch.

Từ những nhận định trên, khiến thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là sôi động nhất thế giới với hơn 40 tổ chức tham gia phát hành và thanh toán thẻ, số lượng thẻ tích lũy năm 2010 gần 31 triệu thẻ các loại và doanh số sử dụng thẻ các loại 560 nghìn tỷ đồng năm 2010, 11.696 máy ATM và 53.952 POS trên toàn quốc, số lượng tổ chức tham gia thị trường thẻ ngày càng đông năm 2006: 20 tổ chức, năm 2010: gần 50 tổ chức. Thẻ ghi nợ chiếm lĩnh thị trường, trong khi thẻ tín dụng là loại thẻ tương đối mới mẻ tại Việt Nam và chiếm chưa đầy 1,5% thị phần thẻ thanh toán. Điều đó chỉ ra rằng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác nhiều và đây là cơ hội lớn cho các công ty tham gia phát hành thẻ, các nhà cung cấp cũng như các nhà sản xuất tại Việt Nam. Do vậy, nhiều ngân hàng xác định thẻ là mảng hoạt động trọng tâm, ưu tiên tập trung nguồn lực tài chính, nhân

sự, công nghệ cho hoạt động thẻ, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh linh hoạt.

Một số thuận lợi và thách thức đối với VCB trong việc phát triển thị trường thẻ thanh toán:

* Thuận lợi: VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ, do đó có bề dày kinh nghiệm, có thương hiệu và đội ngũ nhân sự tốt; Trong những năm tới VCB tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam trong hoạt động phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.

* Khó khăn: Thị phần một số mảng bắt đầu có chiếu hướng đi xuống, do kinh doanh thẻ được xem là mục tiêu cạnh tranh chính và trực tiếp của tất cả các ngân hàng lớn kinh doanh thẻ trên thị trường; Các đối thủ không ngừng gia tăng đầu tư nguồn lực về tài chính, công nghệ, nhân sự cho kinh doanh thẻ như: Vietinbank đầu tư tất cả các mảng đặc biệt là thanh toán thẻ quốc tế, phát hành và sử dụng thẻ quốc tế, phát triển ĐVCNT, ACB phát hành và sử dụng thẻ quốc tế, HSBC phát hành thẻ quốc tế, phát triển mạng lưới ĐVCNT, Nông nghiệp phát hành thẻ ghi nợ nội địa, phát triển ĐVCNT nội địa…

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 73 - 75)