Thu nhập và rủi ro trong phát triển dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 57 - 60)

2.2.5.1 Thu nhập từ dịch vụ thẻ

Số lượng thẻ và doanh số sử dụng thẻ đều tăng qua các năm đã góp phần tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh. Nguồn thu phát hành thẻ bao gồm: phí phát hành, phí thường niên, phí chậm trả, phí thay đổi hạn mức, phí phát hành lại thẻ…,

Phí từ hoạt động sử dụng thẻ bao gồm: phí vượt hạn mức, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt, phí tra soát, phí thông báo mất thẻ…

Số lượng thẻ phát hành của Chi nhánh luôn tăng qua các năm, do vậy số phí thu được cũng tăng theo. Tuy lượng phí phát hành chưa nhiều nhưng cũng thể hiện được sản phẩm thẻ của Chi nhánh đang dần đi vào tiềm thức của người dân.

Bảng 2.8: Phí thu được từ hoạt động dịch vụ thẻ

Đơn vị: VNĐ Loại phí 2008 2009 2010 06T/ 2011 Phí do hoạt động phát hành thẻ 310.201.00 0 495.451.000 385.654.000 247.906.000 Phí do hoạt động thanh toán thẻ 633.621.00 0 1.084.235.000 1.798.598.000 1.186.619.000

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB Hải Phòng từ 2008-2010

Bảng 2.9: Lãi thu cho vay thẻ tín dụng

Đơn vị: VNĐ

Loại phí 2008 2009 2010 06T/ 2011

Lãi thu cho vay thẻ tín dụng 100.170.00 0

127.999.000 189.419.00 0

123.020.000

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB Hải Phòng từ 2008-2010

* Trong hoạt động thanh toán thẻ: Trong thời gian gần đây, đặc biệt năm 2010 khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có tỷ lệ rủi ro trong thanh toán thẻ cao hơn so với khu vực AP và có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện một thực tế là tội phạm thẻ hoạt động mạnh tại các nước Đông Nam Á trong thời gian qua. Tại Việt Nam tỷ lệ giả mạo cao có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, doanh số thanh toán thẻ của VN còn thấp nên giá trị giả mạo tăng làm cho tỷ lệ giả mạo tăng cao. Thứ hai, VN được dự đoán là điểm đến của tội phạm thẻ và các vụ việc phát sinh tăng trong thời gian qua.

Đối với Ngân hàng TMCP ngoại thương VN thì tỷ lệ giả mạo trên doanh số thanh toán là thấp hơn so với của VN mặc dù thị phần thanh toán thẻ của VCB chiếm hơn 50% trên thị trường và là ngân hàng duy nhất hiện nay chấp nhận thanh toán trực tuyến thẻ quốc tế. Tại VCB Hải Phòng hiện tại chưa có trường hợp nào rủi ro phát sinh. Có được kết quả trên có thể do VCB Hải Phòng đã làm tốt công tác quản lý rủi ro phòng ngừa và ngăn chặn các giao dịch giả mạo phát sinh tại các ĐVCNT bằng cách theo dõi và phát hiện những giao dịch phát sinh đột biến có tính chất khác lạ so với quy luật của từng đơn vị.

Tình hình rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ năm 2010: Khu vực Châu Á Thái Bình Dương: 212,435,744 USD Khu vực Đông Nam Á: 48,207,295 USD

Việt Nam: 2,209,418 USD VCB: 502,446.31 USD

06 tháng 2011: VCB: 345.844 USD với 1036 giao dịch giả mạo tại các ĐVCNT, chủ yếu xảy ra tại HCM và Hà Nội trong dịch vụ hàng không, du lịch, cửa hàng mua sắm, Ipad, khách sạn…những nơi mang yếu tố nước ngoài. Xu hướng giả mạo khi thanh toán qua Internet ngày càng tăng với 58,7% và thẻ giả được thực hiện tại EDC chiếm 41,3%. Như vậy, tình hình giả mạo có xu hướng gia tăng so với năm 2010 do Việt Nam và các nước trong khu vực đang là điểm đến của tội phạm thẻ. Các giao dịch giả mạo trên, VCB không bị tổn thất gì vì đã áp dụng chuẩn

EMV đối với các giao dịch tại POS và áp dụng xác thực 3D đối với các giao dịch trực tuyến. Tại Chi nhánh Hải Phòng trong thời gian qua (năm 2007 và 2009) đã xảy ra 02 trường hợp với 10 giao dịch bị lợi dụng, tổng giá trị bị lợi dụng là 25 triệu đồng, bọn tội phạm dùng thẻ giả để rút tiền của chủ thẻ thật.

*Trong hoạt động phát hành thẻ: Việt Nam có tỷ lệ rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ thấp hơn AP nhưng cao hơn khu vực Đông Nam Á và nhìn chung AP, ĐNÁ, VN lại thấp hơn tỷ lệ rủi ro trên thế giới. Có được kết quả trên là do khu vực và VN đã làm tốt công tác quản lý rủi ro đặc biệt là việc áp dụng chuẩn EMV, xác thực 3D cho giao dịch Internet, chuẩn PCI DSS trong bảo mật dữ liệu thẻ. Đối với VCB giao dịch giả mạo chủ yếu xảy ra tại thị trường Mỹ do thẻ chíp bị skimming bởi thị trường Mỹ thì TCTQT chưa bắt buộc áp dụng chuẩn EMV, còn tại Nhật chủ yếu là thẻ từ Amex và nơi xảy ra chủ yếu tại trung tâm mua sắm, siêu thị…tại Mỹ, Nhật, Hồng Kông. Tỷ lệ giả mạo/ doanh số sử dụng thẻ của VCB thấp hơn của VN mặc dù VCB là ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất với chủng loại đa dạng nhất.

Tình hình rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ năm 2010: Khu vực Châu Á Thái Bình Dương: 197,920,804USSD Khu vực Đông Nam Á: 22,674,268 USD

Việt Nam: 358,648 USD VCB: 35,338 USD

06 tháng năm 2010 giá trị giao dịch giả mạo là: 506 triệu đồng, 06 tháng năm 2011 là: 289 triệu đồng. Như vậy, tình hình rủi ro giảm đi rất nhiều so với cùng kỳ năm trước do VCB đã chuyển sang thẻ chip. Tại VCB Hải Phòng chưa có trường hợp nào xảy ra.

* Rủi ro tại hệ thống ATM: Trong thời gian qua tại Việt Nam phát sinh nhiều vụ việc máy ATM bị đập phá nhằm mục đích lấy tiền tại két tại các ngân hàng Vietinbank, BIDV, VIB, Hàng hải…và năm 2010 tại VCB có 06 trường hợp máy ATM bị đập phá nhưng không có tổn thất nào xảy ra. Trong 06 tháng năm 2011 đã

phát sinh 01 trường hợp lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ tại ATM tại ngân hàng BIDV, VIB và buộc các ngân hàng này phải thay thế hàng trăm thẻ.

Tại Hà Nội giữa tháng 7/2011 đã phát sinh trường hợp 02 máy ATM bị lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ bằng cách lắp thiết bị đánh cắp dữ liệu vào khe đọc thẻ đồng thời gắn camera bí mật phía trên màn hình máy ATM để lấy cắp số PIN. Sau đó tội phạm thẻ làm thẻ giả và thực hiện rút tiền tại máy nhưng cũng chưa có số liệu về tổn thất, VCB đã thay thế 118 thẻ bị nghi ngờ. Qua thực tế trên cho thấy tội phạm thẻ ngày càng táo tợn, nguy hiểm lắp đặt thiết bị ngay giữa ban ngày, tại nơi đông người. Tại Chi nhánh Hải Phòng chưa xảy ra trường hợp nào đánh cắp dữ liệu tại máy ATM.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w