thương VN – CN Hải Phòng.
* Nhiệm vụ của NH TMCP Ngoại thương VN – CN Hải Phòng
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đơn vị kinh tế bao gồm các tổ chức kinh tế, cá nhân và không phân biệt loại hình sở hữu.
Cùng với hệ thống các ngân hàng khác góp phần phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng dịch vụ ngân hàng, góp phần tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chịu sự chi phối, quản lý của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải phòng, cùng với các ngân hàng khác trên địa bàn góp phần thực hiện thành công chính sách tiền tệ quốc gia.
Được quyền giao dịch với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện đúng chức năng của một ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Trong những trường hợp khẩn cấp, được phép áp dụng những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa cần thiết để đảm bảo chính sách an ninh tiền tệ nói chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của thành phố Cảng, với chủ lực là ngành đóng tàu, cảng biển, xi măng… VCB Hải Phòng tự hào đã đóng góp phần công sức không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng hàng đầu tại Hải Phòng.
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của NH TMCP ngoại thươngVN-CN Hải PhòngCN Hải Phòng CN Hải Phòng
Trong giai đoạn 2006-2010 hoạt động tài chính – ngân hàng ở nước ta có nhiều biến động, tuy vậy kết quả hoạt động của VCB Hải Phòng doanh số của tất cả các mặt nghiệp vụ đều có sự tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước. Hàng
năm ngân hàng đều kinh doanh có lãi. Năm 2008-2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới cũng như các vấn đề nội tại của nền kinh tế trong giai đoạn 2008-2010 dẫn tới lợi nhuận giảm. Nhìn chung, giai đoạn này kết quả mà VCB Hải Phòng đạt được là nổi trội hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố
Về cơ cấu thu nhập đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập từ hoạt động tín dụng (chủ yếu là lãi vay) chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 86% trong khi thu nhập từ các hoạt động khác (thu từ dịch vụ, thu tiền gửi, thu khác…) chiếm tỷ trọng thấp khoảng 14%.
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của VCB Hải Phòng giai đoạn 2006-2010
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng thu nhập 167.60 230.20 278.17 329.56 391.49
- Thu lãi tiền gửi 6.86 9.24 8.97 5.94 13.67
- Thu lãi cho vay 141.16 200.29 225.00 295.50 354.33
- Thu khác 19.58 20.67 44.20 28.12 23.49
Tổng chi phí 135.23 163.79 236.84 278.46 342.88
- Chi lãi tiền vay 5.99 41.99 72.88 73.49 73.46
- Chi lãi tiền gửi 79.05 74.14 98.27 124.59 164.43
- Chi phí hoạt động 50.19 47.66 65.69 80.38 104.99
Lợi nhuận kinh doanh 32.37 66.41 41.33 51.10 48.61
(Nguồn: Báo cáo quyết toán VCB HP từ năm 2006-2010)
Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt mức bình quân gần 27%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng đều qua các năm (năm 2006 chiếm 84,22%; năm 2007 chiếm 87,1%; năm 2008 chiếm 81%; năm 2009 chiếm 90% và năm 2010 chiếm 91%) thể hiện VCB Hải Phòng chú trọng tăng trưởng tín dụng hơn so với các mảng kinh doanh khác. Thu nhập từ lãi tiền gửi ngày càng chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên, tỷ
trọng thu nhập từ dịch vụ giảm do tốc độ tăng trưởng không theo kịp với thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Nhìn chung, các mặt hoạt động của VCB Hải Phòng đều có sự tăng trưởng cao. Tăng trưởng tín dụng kéo theo sự tăng trưởng của một số hoạt động khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, kinh doanh dịch vụ trong đó có dịch vụ thẻ… Tuy nhiên, một số hoạt động khác còn chưa được quan tâm đúng mức, trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp và đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng.
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của VCB Hải Phòng. Trong giai đoạn 2006-2010, VCB Hải Phòng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 23,5%. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ trong tình hình thị trường nhiều biến động và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Huy động vốn của VCB Hải Phòng luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng này gần tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, giúp cho mảng tín dụng của VCB Hải Phòng có điều kiện phát triển hơn.
Tín dụng là hoạt động trọng tâm của VCB Hải Phòng trong giai đoạn 2006- 2010. Tính đến 31/12/2010, dư nợ cho vay của VCB Hải Phòng đạt 4.485,73 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn này đạt 25,82% là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống Vietcombank. Tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế được cải thiện đáng kể nhằm đa dạng hoá khách hàng phù hợp với tốc độ phát triển và đổi mới của nền kinh tế nói chung. Thực hiện chủ trương của Thành phố và VCB hội sở, Chi nhánh cũng tập trung vào một số ngành công nhiệp mũi nhọn của thành phố như: xi măng, sắt thép, đóng tàu, vận tải... đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của Thành phố.
Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 29,41% cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng và đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh của VCB Hải Phòng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng với tốc độ quá
nóng trong khi khả năng quản trị rủi ro và yếu tố con người chưa theo kịp có thể sẽ dẫn tới sự phát triển thiếu bền vững trong tương lai mà biểu hiện cụ thể là tỷ trọng cũng như tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Đến cuối năm 2010, nợ xấu của VCB Hải Phòng là 360 tỷ đồng, một con số đã làm giảm rất nhiều hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng như kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh mà cụ thể là một số khoản vay lớn tập trung vào các công ty sắt thép và đóng tàu.
Ngoài hai hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay thì các mặt hoạt động khác của VCB Hải Phòng cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ…
Dịch vụ thẻ: Năm 2002, ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam đã đưa vào hoạt động hệ thống ATM và thẻ ghi nợ “Vietcombank connect 24”. Đây là sự đột phá nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, từ thanh toán bằng tiền mặt chuyển sang dùng các sản phẩm thanh toán hiện đại của ngân hàng. Sản phẩm thẻ Connect 24 đã được nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2003. Với những chuẩn mực quốc tế và khả năng cho phép các ngân hàng khác cùng tham gia hệ thống ATM trong toàn quốc, tính đến cuối năm 2010, số máy ATM trên địa bàn Hải Phòng lên tới 27 máy với tổng số thẻ phát hành đã đạt tới 133.744 thẻ, doanh số thanh toán thẻ Connect24 đạt 1.844 tỷ đồng, thanh toán thẻ quốc tế đạt 3.943 nghìn USD. Với việc tham gia hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng Smart link đã giúp cho các khách hàng sử dụng thẻ không chỉ của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng mà cả thẻ các ngân hàng khác có thể rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng thành viên tham gia hệ thống, hứa hẹn sẽ góp phần làm tăng thị phần cũng như chất lượng sử dụng các loại thẻ của VCB Hải Phòng.
Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng tiên phong hàng đầu ở Việt Nam tham gia hệ thống đại lý và phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Hiện tại, VCB Hải Phòng chấp nhận thanh toán 07 loại thẻ quốc tế: Visa, Master, Amex, JCB, Dinner Club, CUP, Discaver... Tính đến hết ngày 31/12/2010 ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng đã phát hành được 1.518 thẻ tín dụng quốc tế và 3.808 thẻ ghi nợ quốc tế với hệ thống 61 cơ sở là đơn vị chấp nhận thẻ.
2.2 Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – CN Hải PhòngNgoại thương VN – CN Hải Phòng