0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hoạt động phát hành và sử dụng thẻ của VCB Hải Phòng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG (Trang 42 -54 )

2.2.3.1 Hoạt động phát hành và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế (TDQT)

VCB Hải Phòng bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế từ năm 2004, mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn, đặc biệt giai đoạn 2008 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn như Vietinbank, Eximbank…nhưng số lượng thẻ tín dụng của VCB Hải Phòng phát hành vẫn tăng trưởng mạnh qua các năm (Xem biểu đồ 2.3).

Bảng 2.3:Tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc tế của VCB Hải Phòng giai đoạn 2007-2010

Loại thẻ

Số lượng phát hành thêm từng

năm (Đơn vị: Thẻ) Tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %)

2007 2008 2009 2010 08/07 09/08 10/09 BQ

Master 25 30 35 131 20,00 16,67 274,30 103,66

Visa 88 120 192 153 36,36 60,00 -20,30 25,35

Amex 30 64 156 221 113,33 143,75 41,67 99,58

Tổng 143 214 383 505 49,65 78,97 31,85 53,49

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP từ 2007 – 2010

Sau 03 năm cổ phần hóa, từ cuối năm 2007 đến nay. Tổng số thẻ TDQT trung bình mỗi năm tăng lên 53,49%, đưa số lượng thẻ tích lũy lên đến 1.518 thẻ kể từ khi phát hành năm 2004 đến nay.

Biểu đồ 2.3: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc của VCBHP giai đoạn 2007-2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP giai đoạn 2007 – 2010

Nếu xét riêng từng loại thẻ TDQT do VCB Hải Phòng phát hành trong từng năm thì có những biến động thất thường như: Thẻ Master năm 2008 tăng 20% so với năm 2007 thế nhưng năm 2009 lại chỉ tăng 16.67% so với năm trước và đột biến đến năm 2010 tăng 274,30% so với năm 2009. Số lượng thẻ Amex thì tăng liên tục qua các năm từ giai đoạn 2007-2009 đều đạt trên 100% trở lên, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ tăng 41,67% so với năm 2009, trung bình trong 04 năm tỷ lệ này vẫn tăng 99,58% mỗi năm. Số lượng thẻ Visa đều tăng qua các năm nhưng đến năm 2010 giảm 20,30% so với năm 2009.

Thẻ Visa vẫn dẫn đầu về số lượng phát hành thêm từng năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,35% đưa tổng số thẻ tích lũy lên đến 743 thẻ kể từ khi phát hành năm 2004 đến nay. Nguyên nhân làm gia tăng số lượng phát hành thẻ này là do không chỉ bản thân thẻ Visa có thương hiệu uy tín, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà VCB còn có chiến dịch Marketing hiệu quả là miễn phí phát hành thẻ cho người tiêu dùng trong từng thời kỳ.

Trong 04 năm gần đây, từ năm 2007-2010 số lượng thẻ TDQT Master do VCB Hải Phòng phát hành đều tăng mạnh, trung bình tăng 103,66%, nếu xét cả giai

đoạn kể từ khi phát hành cho đến nay 2004-2010 thì mức tăng bình quân vẫn đạt 61,55% đưa tổng số thẻ tích lũy lên đến 281 thẻ.

Với lợi thế độc quyền mang lại cũng như áp lực của các chỉ tiêu mà hợp đồng phải thực hiện đã thúc đẩy VCB phải nỗ lực hết mình để đạt được thỏa thuận độc quyền trong tương lai. Việc triển khai phát hành thẻ liên kết Amex Bông Sen Vàng đã giúp cho VCB Hải Phòng hoàn thành các chỉ tiêu được trung ương giao. Giai đoạn 2007-2009, số lượng thẻ Amex do VCB Hải Phòng phát hành đều tăng trưởng trên 100%, đến năm 2010 có sự giảm sút so với năm 2009 thế nhưng nếu mức tăng bình quân giai đoạn 2007-2010 vẫn đạt 97,25%. Đưa tổng số thẻ tích lũy lên đến 494 thẻ kể từ khi phát hành.

Mặc dù số lượng thẻ Visa phát hành năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng xét trong cả giai đoạn 2007-2010, tổng số thẻ TDQT do VCB Hải Phòng phát hành vẫn tăng trưởng đều đặn bất chấp khó khăn của nền kinh tế nói chung và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động thẻ nói riêng. Từ năm 2007 trở về trước tỷ trọng thẻ Visa chiếm phần lớn tuy nhiên từ năm 2008 đến nay tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống, duy trì ở mức xấp xỉ 50% tổng số thẻ TDQT do VCB Hải Phòng phát hành, nhường chỗ cho thẻ Amex và Master. Mặc dầu vậy hoạt động phát hành thẻ Visa vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động phát hành thẻ TDQT của VCB Hải Phòng.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của VCB HP giai đoạn 2007-2010

Loại thẻ

Doanh số sử dụng thẻ tín dụng

quốc tế (Đ.vị: Tỷ VND) Tốc độ tăng trưởng (%)

2007 2008 2009 2010 6t/2011 2008/2007DS SLTL DS SLTL2009/2008 2010/2009DS SLTL DS SLTLBình quân

Master 2.242 2.628 1.671 2.305 3.075 17,20 35,29 36,42 30,43 37,94 87,33 30,52 51,02

Visa 3.168 3.806 4.319 4.833 6.273 20,14 43,17 13,48 48,24 11,90 25,93 15,17 39,11

Amex 2.220 2.117 4.158 2.500 3.640 -4,64 120,75 96,41 133,33 -39,8 80,95 17,32 111,68

Tổng 7.630 8.551 10.140 9.630 12.988 12,08 51,44 18,58 39,21 -5,03 50,15 8,54 46,93

Biểu 2.4: Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của VCB HP giai đoạn 2007-2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP từ 2007 – 2010

Biểu đồ 2.5: Doanh số sử dụng từng loại thẻ tín dụng quốc tế của VCBHP 2007-2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP giai đoạn 2007 – 2010

Nhìn vào Biểu đồ 2.5 cho ta thấy tình hình sử dụng thẻ TDQT tại VCB Hải Phòng, doanh số sử dụng (DSSD) thẻ TDQT của Chi nhánh đều tăng theo từng năm

với hai loại thẻ thương hiệu là Master và Visa, còn thương hiệu Amex thì DSSD tăng giảm thất thường qua các năm. Điều này phản ánh mức chi tiêu của chủ thẻ qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng về DSSD qua các năm đều thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng về số lượng thẻ tích lũy, cho thấy DSSD thẻ TDQT những năm qua không phát triển theo đúng quy mô về số lượng, chứng tỏ các chủ thẻ TDQT đã cắt giảm chi tiêu hoặc có một số lượng thẻ “chết” cũng tăng theo. Một vấn đề đặt ra ở đây là hiệu quả trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Nếu ngân hàng chỉ chạy theo mức tăng trưởng về số lượng phát hành mà không quan tâm đến vấn đề giảm thiểu thẻ “chết” thì không thể đạt được hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Xét cụ thể từng loại thẻ TDQT thì DSSD thẻ Master luôn tăng trưởng tốt trong cả giai đoạn, mức tăng DSSD trung bình tăng 30,52% mỗi năm. Tuy nhiên, so với mức tăng về số lượng thẻ trung bình đạt 51,02% mỗi năm thì thấp hơn nhiều. 06 tháng đầu năm 2011 DSSD đạt 166,80% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là DSSD thẻ Visa cũng tăng trưởng dương qua các năm thế nhưng mức tăng trưởng của năm sau lại thấp hơn năm trước đó trong giai đoạn 2007-2010. 06 tháng đầu năm 2011 DSSD đạt 159,59% so với cùng kỳ năm trước. Cuối cùng là thẻ Amex với mức tăng trưởng tăng giảm thất thường, năm 2010 giảm 39,8% so với năm 2009 nhưng 06 tháng đầu năm 2011 lại tăng 191,20% so với cùng kỳ năm trước. Xét tỷ trọng DSSD thẻ thì thẻ Visa vẫn dẫn đầu chiếm hơn 50% trong năm 2010 và trong cả giai đoạn 2007-2010 trung bình chiếm 46%, tiếp đó là tỷ trọng DSSD thẻ Amex và Master. Như vậy, 06 đầu năm 2011 mức tăng DSSD thẻ các loại đều đạt trên 150% so với cùng kỳ năm trước cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh đang dần được cải thiện về chất lượng, không chỉ gia tăng chủ thẻ mà DSSD còn tăng theo.

(Nhìn vào biểu đồ2.6 và 2.7). Xét trên toàn hệ thống VCB thì thị phần DSSD thẻ quốc tế nói chung của VCB vẫn dẫn đầu vượt trội cả về doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế, gấp hơn 2 lần so với ngân hàng đứng thứ 2 thị phần là ACB. Vietinbank đang cạnh tranh mạnh mẽ với VCB. Bên cạnh đó, với

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, chú trọng vào phân đoạn khách hàng cao cấp, HSBC đang dần chiếm lĩnh thị phần về DSSD thẻ tín dụng quốc tế của VCB- mảng DSSD tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho các NH. Theo thống kê của

Visa, DSSD thẻ tín dụng của HSBC gần như ngang bằng với VCB (Nguồn: hội

nghị thẻ Vietcombank 2011).

Biểu đồ 2.6 : Thị phần số lượng thẻ quốc tế

Nguồn: Hội nghị thẻ Vietcombank 2011

Biểu đồ 2.7: Thị phần doanh số sử dụng thẻ quốc tế

Nguồn: Hội nghị thẻ Vietcombank 2011

2.2.3.2 Hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế (GNQT)

Hiện nay

, v

ới những tiện ích mà thẻ ghi nợ quốc tế mang lại cho chủ thẻ, khi

sử dụng ở trong nước thì tính năng giống như thẻ ghi nợ nội địa Connect 24, còn khi ra nước ngoài lại được dùng như thẻ tín dụng quốc tế, do vậy rất thuận tiện cho

chủ thẻ nên được khách hàng tin dùng. Hơn thế nữa, thẻ ghi nợ quốc tế còn phù hợp với tập quán và thói quen của người dân Việt Nam trong kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm. Do vậy, kế hoạch triển khai việc phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của VCB rất phù hợp với thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn.

Bảng 2.5: Tình hình phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của VCB HP giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP từ 2006 – 2010

Biểu đồ 2.8: Số lượng phát hành thêm từng loại thẻ giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP giai đoạn 2006 – 2010

Kể từ khi ra đời năm 2006 đến hết 31/12/2010 số lượng thẻ Master MTV tích lũy đã đạt 1.533 thẻ, trong giai đoạn 2006-2009 có chút giảm nhẹ song đến năm

Loại

thẻ Số lượng phát hành thêm từng năm (Đ.vị: thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%)

2006 2007 2008 2009 2010 07/06 08/07 09/08 10/09 BQ

Master

MTV 178 217 251 241 646 21,91 15,67 -3,98 168,05 50,42

Visa D 298 298 819 860 00,00 174,83 5,00 59,94

2010 có bước tăng đột phá đạt 168,05% so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 50,42%.

Thẻ Visa debit ra đời vào tháng 09/2007, chỉ trong vòng 03 tháng cuối năm 2007, VCB Hải Phòng đã phát hành được 298 thẻ Visa debit, gần gấp 1,5 lần so với thẻ Master đã phát hành được hơn 1 năm. Trong các năm tiếp theo, số lượng thẻ tăng giảm thất thường, năm 2009 bằng 174,83% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ bằng 5% so với năm 2009. Tuy nhiên, nếu xét trung bình trong các năm thì vẫn đạt mức tăng trung bình mỗi năm là 59,94% và đưa tổng số thẻ Visa tích lũy đến 31/12/2010 đạt 2.275 thẻ.

Biểu đồ 2.9: Tình hình phát hành thẻ ghi nợ quốc tế giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP giai đoạn 2006 – 2010

Tổng số thẻ ghi nợ quốc tế tích lũy mà VCB Hải Phòng đã phát hành lên đến 3.808 thẻ với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm tăng 82,63%. Trong đó, thẻ Visa chiếm hơn 50% tổng số thẻ GNQT mà VCB Hải Phòng phát hành và hiện nay chiếm tới 57,11% còn Master là 42,89%.

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế của VCB HP giai đoạn 2007-2010

Loại thẻ

Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ

quốc tế của VCBHP (Tỷ VND) Tốc độ tăng trưởng (%)

2007 2008 2009 2010 6T/2011 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Bình quân DS SLTL DS SLTL DS SLTL DS SLTL Master 2.362 3.473 8.229 3.013 2.484 47,0 4 63,54 136,94 37,31 -63,4 137,31 40,19 79,39 Visa 134 2.136 9.146 6.171 8.099 1494 100,0 328,18 137,42 -32,5 60,78 596,6 99,40 Tổng 2.496 5.609 17.375 9.184 10.583 124,72 79,22 209,77 85,35 -47,4 65,4 2 95,69 76,66

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP từ 2007 – 2010

DSSD thẻ GNQT mà VCB Hải Phòng phát hành có thể nói là rất tốt trong giai đoạn 2007-2009, mức tăng trưởng là rất cao đều trên 100% và cũng cao hơn nhiều mức tăng trưởng về số lượng thẻ tích lũy. Tuy nhiên, đến năm 2010 DSSD lại đột ngột giảm tới 47,40%. Sau 03 năm cổ phần hóa, DSSD thẻ GNQT của VCB Hải Phòng đạt mức tăng trưởng trung bình 95,69% mỗi năm.

Biểu đồ 2.10: Tình hình sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế của VCBHP 2007-2010

Trong đó, mức tăng trưởng DSSD thẻ Visa năm 2008, 2009 vô cùng ngoạn mục, tăng lần lượt là 1.494% và 328,18% so với năm trước làm cho mức tăng trưởng trung bình về DSSD thẻ Visa sau 03 năm ra đời lên đến 596,60%, trong khi mức tăng trưởng về số lượng của loại thẻ này là 99,40%. Điều này cho thấy loại hình thanh toán qua thẻ này thực sự đã và đang đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. VCB đã đánh đúng tâm lý người tiêu dùng trên thị trường thẻ và thực tế đã khai thác tốt thị trường. Từ khi thẻ Visa ra đời, mức tăng trưởng về DSSD thẻ Master giảm từ 136,94% năm 2009 xuống còn -63,40% năm 2010. Nếu nhìn cả giai đoạn 2007-2010, DSSD thẻ Master trung bình tăng 40,19% mỗi năm, thấp hơn mức tăng trưởng về số lượng tích lũy là 79,39%.

2.2.3.3 Hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (GNNĐ)

Hiện nay, yêu cầu phát hành thẻ và mở tài khoản cá nhân không còn xa lạ với tầng lớp cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên…đặc biệt là khu vực thành thị bởi thủ tục đơn giản, gọn nhẹ đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Ngoài những tiện ích mà người sử dụng được hưởng thì chủ thẻ còn được hưởng tiền lãi phát sinh trên số dư còn lại trong tài khoản. Do vậy, số lượng tài khoản cá nhân cũng như tốc độ tăng trưởng của thẻ ghi nợ nội địa là rất cao, mức tăng trung bình mỗi năm đạt 108,04%.

Bảng 2.7: Tình hình phát hành thẻ ghi nợ nội địa của VCB HP giai đoạn 2004-2010

Chỉ tiêu Số lượng thẻ từng năm (Đvị: thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 05/04 06/05 07/06 08/07 09/08 10/09 BQ Connect24 1.994 11.034 18.440 26.224 22.021 16.557 37.474 453,36 67,12 42,21 -16,0 -24,8 126,33 108,04 SL tích luỹ 1.994 13.028 31.468 57.692 79.713 96.270 133.744 Mức Tsltl 553,36 141,54 83,34 38,17 20,77 38,93

Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ VCB HP từ 2006 – 2010

Giai đoạn 2004-2010, tình hình phát hành thẻ GNNĐ của VCB Hải Phòng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên, năm 2008-2009 do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực tài

chính ngân hàng cộng thêm sự cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường, việc cạnh tranh đối với các sản phẩm thẻ GNNĐ càng trở lên gay gắt hơn khi các ngân hàng đều tập trung tất cả nguồn lực để mở rộng mạng lưới chủ thẻ các loại bằng nhiều hình thức như: miễn giảm phí, hay hoa hồng cho các công ty tham gia trả lương qua tài khoản thẻ.

Do vậy năm 2008-2009 có sự giảm sút về số lượng thẻ phát hành lần lượt là 16% và 24,80% so với năm trước, nhưng đến năm 2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi cộng với quyết tâm của Ban lãnh đạo VCB xác định không chỉ phát triển về số lượng thẻ mà còn tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích cho thẻ, tập trung phát triển các phân đoạn khách hàng có tỷ lệ sử dụng thẻ đạt doanh số cao. Thế nên đến năm 2010 số lượng phát hành thẻ ghi nợ nội địa tăng đột biến bằng 126,33% so với năm 2009, đưa tổng số thẻ tích lũy lên đến 133.744 thẻ, kèm theo đó là số lượng tài khoản cá nhân cũng tăng theo, Chi nhánh được sử dụng số dư nhàn rỗi trên tài khoản cá nhân của khách hàng mà chỉ phải trả chi phí thấp, an toàn vì phân tán được rủi ro…Với kết quả rất khả quan này, một lần nữa khẳng định thêm giá trị thương hiệu VCB Connect 24 tiếp tục là thương hiệu thẻ ghi nợ uy tín và hiện đại trên thị trường thẻ Việt Nam.

Mặc dù số lượng thẻ phát hành năm 2008- 2009 có giảm so với năm trước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG (Trang 42 -54 )

×