Internet Banking

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 38 - 41)

I. Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam

1. Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

1.3. Internet Banking

Ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực dịch vụ phát riển nhanh, với sự tham gia năng động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với tiến bộ của công nghệ thông tin, các ngân hàng khó có thể bỏ qua các ứng dụng công nghệ trong việc nâng cấp dịch vụ của mình. Điều này được chứng minh rõ nét qua tốc độ gia tăng số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian qua.

39

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Bảng 1 : Danh sách các ngân hàng triển khai Internet Banking

STT Ngân hàng

Tiện ích cung cấp thông

tin Tiện ích thanh toán

Thông tin TK In sao kê Thông tin NH Chuyển khoản Thanh toán hóa đơn Dịch vụ khác* 1 VCB x x x x x x 2 Vib x x x x 3 Habubank x x 4 Vietinbank x x x x 5 Southernbank x x 6 Maritime bank x x x 7 MB bank x x x 8 Techcombank x x x x x 9 SHB x x x 10 Đông Á x x x x x x 11 Sacombank x x 12 Citibank VN x x x x x 13 ANZ x x x 14 Indovina x x x x x 15 Eximbank x x x x 16 ACB x x x x x x 17 AB bank x x 18 NH TMCP Sài Gòn x x x

(Nguồn: Khảo sát của Vụ TMĐT, bộ Công thương tháng 12/2007)

* Dịch vụ khác bao gồm quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, mở, sửa L/C, chuyển tiền ra nước ngoài, yêu cầu giải ngân hoặc trả nợ, đăng ký sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, thanh toán qua website.

40

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng trực tuyến chính là một minh chứng rõ ràng cho những thay đổi trong hoạt động thanh toán từ phía ngân hàng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chuyển biến này hoàn toàn phù hợp với tốc độ và xu thế phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Khi TMĐT ngày càng phổ biến trong xã hội, thanh toán điện tử sẽ là một nhu cầu tất yếu để thúc đẩy các bước phát triển tiếp theo.

Xét một cách toàn diện, một dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoàn chỉnh cần có những tính năng thông tin và tính năng thanh toán hóa đơn, cụ thể là: tra cứu số dư tài khoản, tra cứu thông tin ngân hàng, sao kê tài khoản hàng tháng…Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể tận dụng kênh giao dịch trực tuyến để cung cấp thêm một số dịch vụ chuyên ngành khác như chuyển đổi ngoại tệ, đăng ký mở thư bảo đảm tín dụng (L/C), chuyển tiền ra nước ngoài, đăng ký sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác, v.v…

Kết quả khảo sát các website cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho thấy nhiều điểm tương đồng giữa các ngân hàng. Các website đều có cấu trúc hợp lý, đơn giản và hướng dẫn cụ thể để khách hàng dễ dàng truy cập và thao tác thực hiện yêu cầu của mình. Tuy nhiên, có thể nói, cho tới cuối năm 2007 hầu hết các ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa thể triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến toàn diện mà mới chỉ cung cấp những tính năng cơ bản. Trong đó, tra cứu số dư tài khoản cá nhân và thông tin sao kê hàng tháng là tính năng phổ biến nhất. Tính năng này giúp khách hàng ngồi tại chỗ với máy tính nối mạng có thể kiểm tra số dư tài khoản và nhật ký chi tiêu của mình mỗi tháng mà không cần phải đến ngân hàng hoặc chờ nhận thông tin từ ngân hàng gửi đến qua đường bưu điện. Tính năng cơ bản thứ hai vẫn thuộc nhóm cung cấp thông tin. Những thông tin có tính thay đổi thường xuyên như tỷ lệ lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, vàng… cũng được cung cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Một tính năng khác được nhiều ngân hàng đưa vào hoạt động là cho phép chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng. Thay vì việc phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng trong một khoảng thời gian làm việc nhất định, người tiêu dùng có thể đặt lệnh chuyển khoản vào bất cứ lúc nào từ một máy tính nối mạng. Tính

41

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

năng này giúp khách hàng tiết kiệm và chủ động được thời gian giao dịch. Hiện mới chỉ có 4 ngân hàng (Techcombank, Indovina, ACB, Citibank Việt Nam) cho phép chuyển khoản ngoài hệ thống trên tổng số 8 ngân hàng có chức năng chuyển khoản trực tuyến [13]. Một trong những cản trở đối với việc cung cấp trực tuyến dịch vụ chuyển khoản ngoài hệ thống là mối lo về mức độ an toàn, bảo mật của khách hàng, cũng như năng lực của ngân hàng lõi (Corebanking) chưa được đảm bảo. Tuy nhiên, con số 4 ngân hàng triển khai dịch vụ chuyển khoản ngoài hệ thống cũng cho thấy một tín hiệu khả quan về nỗ lực của các nhà cung cấp trong việc tạo nhiều tiện ích hơn nữa cho ngừoi sử dụng và mở rộng phạm vi của giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Cùng với các loại dịch vụ ngân hàng qua máy điện thoại để bàn và di động, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất cứ nơi đâu. Việc sử dụng Internet như một kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ ngân hàng không những đem lại cơ hội kinh doanh cho ngân hàng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)