Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử:

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 59 - 60)

II. Thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong e-

3.3.Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử:

3. Chiến lược của các ngân hàng Việt Nam để phát triển nghiệp vụ e-banking

3.3.Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử:

Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2006, cùng với các nghị định hướng dẫn dưới luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống. Trong đó các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tại chính đã góp phần định hình một hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp[13].

Các kênh thanh toán điện tử phổ biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến qua Internet và thanh toán qua tin nhắn SMS. Hiện các kênh thanh toán này đã có giao dịch thực tế, nhưng mỗi kênh đều tồn tại những nhược điểm riêng cần được khắc phục. Kênh thanh toán qua ATM/POS bước đầu ứng dụng cho thanh toán hóa đơn, trả phí dịch vụ, mua thẻ trả trước, nhưng còn gặp trúc trặc ở việc kết nối giữa các đơn vị hay nhiều POS chỉ chấp nhận thẻ quốc tế. Điểm yếu này cũng đã được hạn chế khi các mạng thanh toán, các liên minh thẻ đã đẩy nhanh tiến trình liên thông hệ thống giữa các ngân hàng thành viên và với các liên minh khác. Kênh thanh toán SMS vẫn bị hạn chế do quy mô giao dịch còn nhỏ và phải nhớ cú pháp khi phát lệnh [13].

Được kỳ vọng nhất là kênh thanh toán qua Internet. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến bắt đầu phát huy thế mạnh của mình khi bổ sung thêm nhóm tiện ích thanh toán. Thanh toán trực tiếp bằng thẻ qua mạng Internet cũng là nhu cầu lớn không chỉ của các website bán hàng mà còn của số đông người tiêu dùng nhưng cho đến nay vẫn được cung cấp khá hạn chế.

Như đã nói ở chương I, “hiệu ứng mạng” còn khá mới mẻ với vai trò là một chiến lược. Chiến lược này có thể được thực hiện trong các doanh nghiệp, ngân hàng với những tên gọi khác nhau. Tựu chung lại, cũng như hầu hết các chiến lược khác, mục tiêu của chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” là có được lượng khách hàng đông đảo. Tuy nhiên, so với các chiến lược mở rộng thị phần, chiến lược “hiệu ứng mạng” được thực hiện với những phương cách khác. Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ hay đẩy mạnh marketing, doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng còn có thể chủ động tạo nên chi phí chuyển đổi để giữ chân

60

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

khách hàng hoặc tạo ấn tượng về quy mô mạng lưới rộng lớn để thu hút khách hàng mới. Và điều quan trọng nhất khi thực hiện chiến lược này là phải đảm bảo sự gia tăng về quy mô mạng lưới sẽ đem lại lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng. Với chiến lược hướng về khách hàng thay vì sản phẩm, chủ động liên kết với các doanh nghiệp và TCTD khác để gia tăng lợi ích của khách hàng,... rõ ràng các ngân hàng Việt Nam đang thực hiện chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” dù được biết tới với những tên gọi khác, và có thể được lồng ghép vào các chiến lược khác.

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 59 - 60)