Định nghĩa nghiệp vụ e-banking

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 27 - 31)

II. Nghiệp vụ e-banking

1. Khái niệm chung về e-banking

1.1. Định nghĩa nghiệp vụ e-banking

Sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông vào ngành tài chính ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng đã được hình thành và phát triển ở một số nước trên thế giới từ năm 1995, còn ở Việt Nam dịch vụ này mới xuất hiện một vài năm gần đây tại một số ngân hàng thương mại. Tuy mới xuất hiện, nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử đã gây được sự chú ý lớn của các ngân hàng thương mại, cũng như của khách hàng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi lúc, mọi nơi vô cùng thuận tiện của nó.

Dịch vụ ngân hàng điện tử (electronic banking viết tắt là e-banking), hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Tức là, e-banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng [4].

28

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Một cách ngắn gọn, ngân hàng điện tử được định nghĩa như là một phương thức cung cấp các sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống đến người tiêu dùng thông qua con đường điện tử và các kênh truyền thông tương tác [6].

Mục đích chính của dịch vụ ngân hàng điện tử là tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành, xây dựng một hệ thống đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, tích hợp với các kênh phân phối sẵn có và có thể phục vụ liên tục, không bị giới hạn về thời gian.

Tiện ích của e-banking được chia thành hai nhóm theo nhu cầu sử dụng là nhóm cung cấp thông tin và nhóm thanh toán. Việc phân loại nhóm tiện ích nhằm đánh giá mức độ triển khai dịch vụ và phản ánh phần nào nhu cầu của thị trường [13].

*)Nhóm cung cấp thông tin:

- Số dư tài khoản

- Liệt kê giao dịch của tài khoản

- Lãi suất tiết kiệm

- Tỷ giá ngoại tệ

- Địa điểm đặt máy ATM và phòng giao dịch

- Hạn mức tín dụng

- Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

- Thông tin về L/C và chứng từ thanh toán Xuất nhập khẩu

Mục đích của nhóm tiện ích này là giúp khách hàng cập nhật những thông tin cơ bản nhất một cách thuận lợi.

*)Nhóm thanh toán:

- Chuyển khoản

- Thanh toán thẻ tín dụng

- Thanh toán hóa đơn

- Mua hàng trực tuyến….

Tiện ích này chưa phổ biến như các tiện ích thông tin vì nó có những đòi hỏi cao về mặt công nghệ, bảo mât…. Vì thê, nhóm tiện ích thanh toán chính là tiêu chí giúp so sánh sự phát triển của dịch vụ giữa các ngân hàng khác nhau.

29

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Trong loại hình nghiệp vụ e-banking tồn tại những ưu điểm và nhược điểm có thể liệt kê sau [4]:

*)Ƣu điểm của E-Banking

- Nhanh chóng, thuận tiện: E-Banking là một kênh giao dịch, giúp cho

khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử.

- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu: Phí giao dịch E-Banking được đánh giá

là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng.

- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh: E-Banking là

một giải pháp của ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều quan trọng hơn là E- Banking còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài. E-Banking cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-

Banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng: Chính sự tiện ích có

được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở

30

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của E-banking là rất cao.

- Cung cấp dịch vụ trọn gói: Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là

có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán...

*)Nhƣợc điểm của E-Banking

-Vốn đầu tư lớn: Để xây dựng một hệ thống E-Banking đòi hỏi phải có một

lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời, cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thông đất nước, hay nói khác đi còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả một quốc gia chứ không riêng gì một NHTM nào.

-Rủi ro cao: Vốn và công nghệ tuy là vấn đề không phải dễ vượt qua, nhưng

cũng có thể khắc phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống E-Banking. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản

Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này [3].

31

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)