Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 33 - 35)

II. Nghiệp vụ e-banking

2.Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking

Một câu hỏi đặt ra là các lĩnh vực dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng hay nhà hàng thuộc về thế giới kinh tế nào - thế giới của đường doanh thu giảm dần hay tăng dần? Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định xem liệu trên thị trường đó có tồn tại hay không một “hiệu ứng mạng‟‟ và khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng‟‟ trên thị trường đó. Trong việc cung cấp các dịch vụ theo phương pháp truyền thống có tồn tại một sự hạn chế mang tính khu vực về nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là khi mở rộng quy mô tới một mức độ nào đó các nhà cung cấp sẽ gặp phải những giới hạn nhất định. Vì vậy, dịch vụ dường như thuộc khu vực đường doanh thu giảm dần. Hơn thế nữa, các dịch vụ cung cấp theo phương thức truyền thống lại thường không liên quan đến công nghệ cao nên khó có khả năng có được những đường doanh thu tăng dần (xem thêm 2.2, Tr.18). Tuy nhiên, sự đổi mới trong cách thức cung cấp dịch vụ đã giúp tạo ra điều ngược lại. Lấy ví dụ trường hợp của McDonald. Hãng bán thức ǎn nhanh này sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại để có mặt tại hầu hết mọi nơi trên toàn thế giới. Điều này giúp tạo ấn tượng với người tiêu dùng về quy mô và uy tín của nhãn hiệu sản phẩm này. Tại nhiều khu vực sự thắng thế của McDonal so với các sản phẩm

34

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

địa phương không hẳn là do chất lượng sản phẩm vượt trội mà còn vì sự kỳ vọng của người tiêu dùng đối với một mạng lưới lớn. Người tiêu dùng thường bị thuyết phục rằng sản phẩm có mạng lưới tiêu dùng lớn là sản phẩm có chất lượng và họ muốn sử dụng thử để thoả mãn sự tò mò muốn biết thực chất sản phẩm đó có thể đem lại những gì. McDonald cũng nhờ đó mà trở nên ngày càng thắng thế. Ví dụ trên cho thấy sự đổi mới trong phương thức cung cấp dịch vụ nhà hàng đã giúp vượt qua được giới hạn khu vực và tạo ra được một hiệu ứng mạng lưới. Điều tương tự cũng xảy ra với dịch vụ bảo hiểm hay ngân hàng. Với sự hiện diện ở nhiều nơi (ví dụ bằng cách mở thêm nhiều chi nhánh), các ngân hàng hay công ty bảo hiểm sẽ tạo được ấn tượng với người tiêu dùng về quy mô của mình. Thêm vào đó, khi số lượng khách hàng của một công ty bảo hiểm hay một ngân hàng càng lớn, ngân hàng hay công ty đó càng có khả nǎng giảm các định phí trên đầu sản phẩm của mình, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng. Như vậy, trong những lĩnh vực trên rõ ràng là đang tồn tại một đường doanh thu tǎng dần.

Trên thực tế, tính chất doanh thu tǎng dần trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng được củng cố. Đó là do các lĩnh vực dịch vụ đang dần chuyển sang sử dụng phần mềm. Các hoạt động trước vốn vẫn do con người thực hiện như thiết kế công cụ tài chính, sản phẩm thời trang, cung ứng hàng hoá bán lẻ, cung cấp các vǎn bản, đang được chuyển dần sang xử lý bởi phần mềm. Tức là công nghệ đang được ứng dụng trong ngành dịch vụ và có thể giúp tạo ra đường doanh thu tăng dần. Giới hạn khu vực cũng vì thế dần bị loại bỏ và hiệu ứng mạng lưới xuất hiện [15].

Như vậy sẽ có hai khả nǎng có thể xảy ra: một là với các dịch vụ cung cấp theo phương thức truyền thống và bị hạn chế mang tính chất khu vực thì thuộc về thế giới của đường doanh thu giảm dần; và trường hợp thứ hai là khi mà tính chất địa phương của sản phẩm không còn nữa như dịch vụ ngân hàng chẳng hạn, hiệu ứng mạng lưới sẽ xuất hiện và làm thay đổi tính chất của thị trường, tương tự thị trường công nghệ cao.

Những lập luận trên đây cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking bởi đây là một nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và không tồn tại bất kỳ một giới hạn nào về địa lý đối với người tiêu dùng khi muốn tiếp cận sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

35

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E-

BANKING TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 33 - 35)