Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 78 - 80)

II. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam

2.Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu

Sự phát triển dịch vụ NHĐT ở Châu Âu có nhiều nét khác biệt. Chiến lược chủ yếu được áp dụng là các tập đoàn tài chính vừa sở hữu ngân hàng trực tuyến thuần túy (pure internet bank) đồng thời mở rộng thêm các ngân hàng truyền thống có khai thác kênh phân phối trực tuyến (brick and mortal). Các ngân hàng cũng không đứng độc lập. Các tập đoàn tài chính – ngân hàng kết hợp với các công ty bảo hiểm cùng lập ra nhiều ngân hàng trực tuyến khác nhau và hoạt động độc lập dưới sự quản lý của tập đoàn [i]. Ngay từ hình thức ra đời của e-banking tại Châu Âu cũng cho thấy khả năng tạo ra các liên minh chiến lược để cung cấp các dịch vụ chéo cho khách hàng. Việc mở rộng mạng lưới khách hàng và tạo ra một thị trường mạng lưới đa chiều là không mấy khó khăn. Hãy thử tưởng tượng một tập đoàn có các công ty con kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị và có thành lập một ngân hàng

79

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

thì việc lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng tại siêu thị là chuyện rất thuận lợi. Cũng tương tự như vậy với sự kết hợp của e-banking với dịch vụ bảo hiểm, bán vẻ máy bay, hay thực hiện thanh toán cho các dịch vụ khác của các công ty cùng tập đoàn. Kết quả cho thấy tại các nước Châu Âu, việc sử dụng séc và các công cụ thanh toán dựa trên giấy đã gần như biến mất. Thẻ thanh toán đã thay chỗ cho tiền mặt, người dân sử dụng thẻ để chi trả cho những chi phí nhỏ như vé xe buýt. Số lượng máy rút tiền tự động giảm và thay vào đó, số lượng các điểm chấp nhận thẻ tăng lên đáng kể.

Khác với Mỹ, nơi tồn tại nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ tự động và cạnh tranh với nhau, ở các nước châu Âu, chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất thông thường là chính phủ và hoạt động phi lợi nhuận. Hạ tầng cơ sở cho dịch vụ thanh toán vì thế được đầu tư và quan tâm về mặt chất lượng một cách thích đáng, tốc độ xử lý các giao dịch bù trừ vì thế được cải thiện rất nhiều. Các điều tra cho thấy, tốc độ thanh toán bù trừ ở các nước Châu Âu nhanh hơn nhiều so với Anh, Mỹ. Các giao dịch thông thường sẽ được xử lý trong ngày và các giao dịch, các giao dịch qua ngân hàng trực tuyến sẽ được xử lý trong vòng nửa ngày làm việc, nếu các lệnh được đặt vào cuối buổi chiều thì nó sẽ được xử lý trong đêm đó.

Các ngân hàng tại các nước này sử dụng cùng một hệ thống truyền dữ liệu đó là mạng SWIFT. Điều này cho phép phối hợp giữa các ngân hàng một cách dễ dàng trong việc thực hiện các lệnh thanh toán, bù trừ. Một điều dễ nhận thấy nữa là thị trường ngân hàng ở các nước Châu Âu khá tập trung. Chính điều này cho phép họ ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng hơn

Như vậy, đặc điểm chính làm nên sự khác biệt của thị trường ngân hàng ở Châu Âu chính là mức độ tập trung và sự duy trì độ ổn định cao. Điều này cũng chi phối quá trình cũng như chiến lược phát triển e-banking tại những nước này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại những nước mà thị trường ngân hàng có mức độ tập trung cao thì việc áp dụng những tiến bộ công nghệ một cách đồng bộ cũng dễ dàng hơn [ix]. Và như đã phân tích trên, điểm khác biệt của thị trường mạng lưới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là việc các ngân hàng cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thanh toán và để tạo ra một “hiệu ứng mạng” bằng cách thu hút một lượng

80

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

đông đảo khách hàng thì đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngân hàng cùng một lúc. Việc phát triển dịch vụ e-banking một cách tập trung ở Châu Âu đã tạo điều kiện cho việc tạo ra “hiệu ứng mạng” và đây cũng là một bài học quý báu mà các ngân hàng Việt Nam đã áp dụng.

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 78 - 80)