Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e-

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 69 - 72)

I. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

2.Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e-

Nam như hiện tượng đã xảy ra với chiếc điện thoại di động.

2. Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e-banking banking

2.1. Hoàn thiện khung pháp lý:

Trong những năm vừa qua, chính phủ đã nỗ lực không ngừng và đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp, xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử nói riêng và nghiệp vụ e-banking nói chung [13].

Quyết định 196/TTG ngày 1./4/1997 và Quyết định 44/2002/ TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng có thể coi là những văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Với sự ra đời của Nghị định về giao dịch dện tử trong họat động ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này cơ bản được hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán chung cho TMĐT tại Việt Nam.

Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là Nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫnviệc áp dụng Luật giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, đảm bảo những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

2.2. Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin mà Internet, thực hiện tin học hoá các

70

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế đặt ra những yêu cầu cao hơn thế, đó là việc đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn công nghệ để những giao dịch điện tử được tiến hành một cách dễ dàng, thuận lợi.

Bản thân trong lộ trình phát triển công nghệ NH giai đoạn 2006-2010 của NH Nhà nước (NHNN), hệ thống NH Việt Nam sẽ được ưu tiên đầu tư trang bị công nghệ hiện đại theo hướng tự động hoá hướng tới e-banking [11]. Chính vì vậy, NHNN đang khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng phát triển nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại và đồng bộ; xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện cho việc triển khai nghiệp vụ e-banking.

Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành thống nhất sử dựng các tiêu chuẩn công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực thẻ thanh toán, chuyển tiền quốc tế liên ngân hàng (như tiêu chuyẩn ISO 8583, SWIFT) vào trao đổi, tích hợp thông tin (dựa trên nền tảng tiêu chuẩn XML) [11]. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đó, các mạng kinh doanh điện tử đã được hình thành từng bước và ứng dụng rộng rãi trong các ngân hàng như Vietcombank, ACB, VPBank, Sacombank…

2.3. Phối hợp các bộ ban ngành

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc hạn chế sử dụng tiền mặt, phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của nền kinh tế, cũng như phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng là những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới. Các dịch vụ ngân hàng điện tử với ưu thế vượt trội so với các dịch vụ truyền thống được kỳ vọng là cách thức hiệu quả để thực hiện mục tiêu trên. Tuy nhiên, tồn tại một thực tế là hệ thống các đơn vị thuộc ngành tài chính, nhất là Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Xổ số… là những đơn vị có khối lượng thu chi lớn nhưng thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Vì vậy đặt ra một yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ, phát triển đồng bộ các hệ thống đơn vị thuộc ngành tài chính nói trên trong sự triển

71

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

khai và phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Để có được điều này, không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ phía các NHTM mà cần có sự hỗ trợ lớn từ phía nhà nước. Với mong muốn hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và tạo điều kiện để các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng phát triển, ngày 24/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước ( gọi tắt là chỉ thị 20). Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với các NHTM, bởi họ sẽ có thêm lượng khách hàng đáng kể. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/2008, các đối tượng được trả lương qua tài khoản gồm: cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân và lao động theo hợp đồng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an… Từ ngày 1/1/2009, sẽ thực hiện trả lương qua tài khoản cho tất cả các đối tượng trên phạm vi toàn quốc. Cách trả lương phổ biến nhất là mỗi công chức sẽ làm một thẻ ATM, cuối tháng lương được chuyển vào tài khoản, tiền thưởng, thậm chí cả tiền bảo hiểm y tế cũng được chuyển khoản và khách hàng có thể rút tại bất cứ điểm đặt máy ATM nào của ngân hàng. Việc thanh toán bằng thẻ ATM cũng có thể được thực hiện tại hàng nghìn điểm chấp nhận thẻ, khách hàng thậm chí có thể gửi tiết kiệm qua thẻ, thay vì phải trực tiếp thực hiện thủ tục tại các ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng dễ dàng tiếp cận đến khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng chính là cơ quan chủ trì tiểu dự án “ Thanh toán điện tử liên ngân hàng” trong dự án “ Hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán” nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả thanh toán. Hệ thống dã kết nối các hội sở chính, các chi nhánh của các Ngân hàng thương mại với trung tâm thanh toán quốc gia, tạo luồng thông tin thông suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an toàn cho mọi khoản thanh toán. Đến nay, hệ thống đã kết nối được tất cả NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với công suất thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch/ngày [11]. Ngày 28/02/2008, hệ thống này đã được ngân hàng nhà nước chính thức khai trương giai đoạn II. Sự kết nối thành công hai liên minh thẻ Smartlink và Banknetvn vào tháng 5/2008 cũng có sự chỉ đạo rất tích cực của chính phủ.

72

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Ngày 26/9/2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã phối hợp với Ủy ban chứng khoán Nhà nước xây dựng và triển khai thành công đề án chi tiết quyết toán tiền giao dịch chứng khoán. Theo đó, hệ thống quyết toán chứng khoán Việt Nam được kết nối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Nhà đầu tư phải mở một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng TM. Các lệnh giao dịch thành công của nhà đầu tư sẽ tương ứng với việc rút tiền đi hay chuyển tiền về tài khoản tiền gửi này. Hiện tại hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý khoảng 35.000 giao dịch/ngày với giá trị gần 10.000 tỷ đồng; vào ngày cao điểm, thực hiện được tới 50.000 giao dịch với giá trị 60.000-70.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 vào cuối năm 2009, năng lực xử lý trung bình của hệ thống có thể đạt 350.000 giao dịch/ngày và sẽ tăng lên 2 triệu giao dịch/ngày vào cuối năm 2012 [11].

Cũng có thể nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà nước tới việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua những hội thảo chuyên đề của diễn đàn Banking Việt Nam được tổ chức hàng năm với các chủ đề như “e-banking – xu hướng tất yếu thời hội nhập” năm 2007 hay “ Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng” năm 2008. Những chuyên đề chính của các diễn đàn Banking Vietnam là vấn để sử dụng công nghệ để phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mang lại cho người dùng sự thuận tiện nhất, tập trung vào những vấn đề nóng tại Việt Nam như thanh toán điện tử, ATM và an toàn bảo mật, chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip, Internet banking và mobile banking….

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 69 - 72)