Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý:

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 85 - 88)

III. Một số kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của e-banking tại Việt Nam

1.Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý:

Để dịch vụ ngân hàng điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan

86

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các ngân hàng. Nhìn chung, về phía chính phủ và các cơ quan quản lý cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển TMĐT, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư , các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT sau này.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp; xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.

Thứ ba, để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Nhà nước cũng cần có chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các NHTM phát triển mạnh các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Mức thuế thu đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng nên được điều chỉnh giảm xuống đối với các chi nhánh NHTM, hay NHTM đang hoạt động ở các vùng nông thôn nói chung, để khuyến khích các NHTM đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Khoản thuế được giảm đó có thể giành cho đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và dịch vụ thanh toán.

Cũng cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo hợp tác giữa các NHTM trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Dịch vụ tài chính - ngân hàng trong cả nước nói chung chỉ thực sự phát triển nhanh và có hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa NHNN, các NHTM với Bộ tài chính, các tổ chức và đơn vị thuộc ngành tài chính. Sự phối hợp này bao gồm cả sự tự giác, nhận thức được tính hiệu quả trong hoạt động của các đơn vị và tổ chức; mặt khác không thể thiếu được sự chỉ đạo kiên quyết, cụ thể của hai cơ quan chủ quản.

Bản thân NHNN cũng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác hiện đại hóa hệ thống các chi nhánh của mình tại trung ương cũng như tại các tỉnh, thành. NHNN là

87

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

công cụ của Chính phủ nhằm thực hiện chức năng điều tiết, giám sát hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Điều này có nghĩa là NHNN không tham gia thị trường e-banking với tư cách là môt nhà cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính đến khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, NHNN cũng đóng vai trò là một đầu mối quan trọng để đảm bảo quy trình nghiệp vụ e-banking được thông suốt, góp phần phát huy một ưu điểm vượt trội của e- banking là sự nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Vai trò này thể hiện đặc biệt rõ trong việc duy trì hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Vì vậy, để hoàn thành tốt vai trò của mình là người đỡ đầu cho một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại mới ra đời, NHNN cần phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin của mình để có thể giúp đỡ tích cực hơn nữa đối với các ngân hàng thương mại. Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực cũng không chỉ là vấn đề riêng của các NHTM (đề cập dưới đây) mà chính bản thân NHNN cần quan tâm rất nhiều đến vấn đề này. Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực NHNN còn chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt tại các chi nhánh NHNN tại các tỉnh thành. Với lý do cả chủ quan và khách quan như cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém không tạo điều kiện phát huy được năng lực làm việc và thói quen làm việc nặng nề thủ tục hành chính, quan liêu bao cấp như hiện nay, các chi nhánh NHNN này khó có thể tham gia một cách tích cực, góp phần phát triển một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi nền tảng về công nghệ cao như e-banking.

Ngược lại, cũng có những NH thuộc sở hữu nhà nước nhưng cũng đã rất tích cực đổi mới tư duy, cách thức làm việc, năng động kịp thời nắm bắt xu thế phát triển trong ngành và tung ra thị trường các sản phẩm của dịch vụ NH điện tử. Điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank). Với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và tham gia vào hoạt động kinh doanh như một chủ thể độc lập, nhà nước cần đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng đối với các ngân hàng ngoài quốc doanh.

Cuối cùng, tài chính- ngân hàng là một ngành kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam cộng với tính chất phức tạp của nghiệp vụ e-banking giai đoạn mới ra đời đòi hỏi sự quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, bản chất linh hoạt của e-banking đòi hỏi sự giám sát này phải hợp lý để không kìm hãm

88

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

sự phát triển của nó trong bối cảnh công nghệ và tình hình kinh tế cũng như nhu cầu của khách hàng thay đổi từng ngày và đòi hỏi được đáp ứng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Muốn quản lý thực sự hiệu quả và thúc đẩy được sự phát triển của e- banking đòi hỏi các nhà quản lý phải thực sự là những ngươi có trình độ, hiểu biết về nghiệp vụ e-banking trong nước và quốc tế, nắm bắt được những xu hướng phát triển của loại hình nghiệp vụ này.

Trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” vào nghiệp vụ e-banking, các NHTM có những bước đi rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước và các cơ quan quản lý. Bởi sự nỗ lực của bản thân các NHTM là không đủ và một khi hiệu ứng mạng được tạo ra, đặc biệt trong ngành dịch vụ ngân hàng – một ngành quan trọng của nền kinh tế, thì người được hưởng lợi không chỉ là các ngân hàng mà điều này còn giúp mở rộng khả năng tiếp cận những dịch vụ tài chính hiện đại tới đông đảo người dân. Đây cũng chính là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những gì chính phủ Việt Nam đã làm được trong thời gian qua trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn cần hơn nữa sự nỗ lực của nhà nước để e-banking thực sự phát huy vai trò của nó. Tin rằng, sự phối hợp giữa NHTM và nhà nước sẽ phát huy hiệu quả, thúc đẩy e-banking phát triển, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 85 - 88)