Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 36 - 37)

I. Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam

1.1.Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ

1. Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

1.1.Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, được phân phối đến khách hàng một cách nhanh chóng, trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Những dịch vụ ngân hàng điện tử được phân phối không phụ thuộc vào không gian và thời gian, thông qua ngày càng nhiều kênh phân phối

37

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

điện tử như internet, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…. đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đặc biệt trong đó, dịch vụ thanh toán thẻ phát triển mạnh, liên tục và là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ khác. Đây được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho thanh toán ngân hàng phát triển mạnh kể từ năm 2002. Trong đó, công nghệ cho thanh toán thẻ là hoạt động được ưu tiên triển khai. Hiện nay các ngân hàng đã hình thành một mạng lưới máy giao dịch tự động ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ khá rộng. Năm 2006, tốc độ phát hành thẻ tăng 30% so với năm 2005, nâng tổng số thẻ phát hành lên 3,5 triệu thẻ với khoảng 56 thương hiệu, 17 ngân hàng phát hành và trên 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Tòan hệ thống ngân hàng có khoảng 2.154 máy rút tiền tự động (tăng 377 máy so với cuối năm 2005) với 12.000 thiết bị ngoại vi (tăng 1.566 thiết bị so với cuối năm 2005). Năm 2007, số lượng thẻ phát hành tăng gấp đôi so với năm 2006, đạt hơn 8 triệu thẻ. Số lượng máy ATM cũng tăng mạnh lên hơn 4.000 máy trong năm 2007 [13].

Năm 2008 đánh dấu nỗ lực của nhiều ngân hàng trong việc đẩy mạnh cung cấp những phương tiện thanh toán điện tử thay cho tiền mặt đến với người tiêu dùng. Tính đến cuối năm này, số lượng phương tiện thanh toán điện tử được đưa vào sử dụng trong năm tăng hơn nhiều so với năm 2007. Trong đó máy rút tiền tự động ATM tăng từ 4.000 chiếc lên hơn 7.051chiếc. Thiết bị thanh toán dùng thẻ POS lắp đặt tại các điểm bán hàng tăng từ 14.858 chiếc lên 24.000 chiếc. Thẻ thanh toán tăng lên con số 14 triệu chiếc[10].

Thẻ ATM là dịch vụ ngân hàng điện tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong loại hình dịch vụ này đã và đang xuất hiện nhiều bất cập. Đồng thời, những tiện ích của dịch vụ này cũng chưa được khai thác triệt để khi số lượng máy ATM, điểm chấp nhận thẻ còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 36 - 37)