I. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam
1. Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam
Trong báo cáo “ Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử” của nhóm công
tác Asean đã đưa ra kết quả phỏng vấn McKinsey về xu hướng và viễn cảnh phát triển của Internet banking- loại hình phát triển nhất của ngân hàng điện tử tại các nước này như sau [7]:
- Những người sử dụng tiên phong: 38% những người được phỏng vấn cho rằng họ có ý định mở một tại khoản trên mạng trong tương lai gần. Những người sử dụng đi đầu này thực hiện nhiều hơn 1/3 số giao dịch so với những người sử dụng khác và họ có ý định áp dụng tất cả các kênh của ngân hàng thường xuyên hơn.
- Những người theo sau: Khoảng 20% nữa chỉ ra rằng cuối cùng họ sẽ mở một tài khoản trên mạng nếu tổ chức chính đưa ra và nếu không có phí ngân hàng nào thêm vào.
- Những người từ chối: 42% (so với con số 58% của những người đi đầu và những người theo sau) cho rằng họ không hứng thú với hoặc không muốn dịch vụ ngân hàng Internet. Cần nhấn mạnh rằng những người được phỏng vấn này thích sự chắc chắn và đơn giản, chẳng hạn như sở hữu ít hơn các sản phẩm ngân hàng và giải quyết ít hơn với các tổ chức tài chính. Ít hơn 13% những người sử dụng đi đầu và những người theo sau thể hiện sự quan tâm tới việc thực hiện các hoạt động phức tạp trên Internet như là mua bán cổ phiếu hay nộp đơn bảo hiểm, thẻ tín dụng và nợ. Khoảng 1/3 những người sử dụng dẫn đầu và những người theo sau chỉ thực hiện những chức năng ngân hàng cơ bản như là tìm kiếm số dư tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản qua Internet.
Tuy các con số đưa ra trên đây không phải là những số liệu cập nhật (năm 2003) nhưng cho thấy cái nhìn khái quát về xu hướng sử dụng dịch vụ e-banking
68
Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
ngay khi nó mới bắt đầu thâm nhập vào châu Á. Ngay tại thời điểm này, trong báo cáo, nhóm công tác Asean đã khẳng định tiềm năng cho việc tăng trưởng ứng dụng ngân hàng điện tử tại châu Á. Việt Nam, dĩ nhiên, cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Với trình độ và tốc độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng như hiện nay, trong tương lai các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực ứng dụng công nghệ mới, phát triển dịch vụ mới để tăng sức cạnh tranh, nhanh chóng hoà nhập với khu vực và thế giới. Từ những trang web giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure- ware), tới website cung cấp dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E-commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-bank hay E-enterprise) thực sự, tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt [3].
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, e-Banking sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến tại Việt Nam không khác gì như sự bùng nổ đã diễn ra với chiếc điện thoại di động. Việt Nam có một môi trường rất tốt cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử bởi Việt Nam có dân số trẻ, với 65% dân số dưới 30 tuổi, trong đó độ tuổi trung bình của nhóm này là 26 tuổi [10]. Với dân số trẻ như vậy, Việt Nam thích nghi nhanh với các công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Hiện nay, nhờ những nỗ lực của Chính phủ mà Internet đã quen thuộc với người dân Việt Nam. Có đến 17,5 triệu người sử dụng, chiếm 20,6% dân số. Mức tăng về số người sử dụng Internet của Việt Nam là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong vùng [11]. Đó là những điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với e-banking. Bên cạnh đó, với sự khuyến khích và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đang thực hiện kế hoạch liên kết với nhau, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn chung để việc giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên đơn giản hơn và gần gũi, dễ sử dụng hơn cho khách hàng. Khách hàng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, không cần giấy tờ và nhất là chủ động về thời gian… Vì thế e-Banking ngày càng được sử dụng nhiều hơn. E-banking được dự đoán sẽ phổ biến tại Việt Nam trong khoảng chưa tới 10 năm nữa [9]. Cũng như chiếc điện
69
Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
thoại di động từ một sản phẩm, dịch vụ xa lạ trở thành một vật dụng quen thuộc với