Những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 72 - 74)

I. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

3.Những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking

3.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông.

Với đặc thù văn hoá tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – ngân hàng là rất quan trọng. Các ngân hàng đã nỗ lực đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng, trong đó phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân và tiện ích sử dụng tài khoản, như: sử dụng thẻ rút tiền mặt ATM, thanh toán chi trả tiền dịch vụ điện, nước sạch, điện thoại, phí bảo hiểm chi trả học phí…, tiến tới là nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc thông qua sử dụng thẻ ATM, thanh toán không dùng tiền mặt qua

73

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

ngân hàng. Để có được điều đó các NHTM đã tìm đến các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường đại học, … để vận động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.

3.2. Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Trong thời kỳ đổi mới, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Theo hướng hiện đại hóa hoạt động ngân hàng dựa trên các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, tính đến nay hơn 90% các nghiệp vụ đã được tin học hóa, trong đó có nhiều nghiệp vụ thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử qua mạng máy tính và điển hình là hệ thống thanh toán điện tử [11].

Việc đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vẫn được tiếp tục bao gồm cả máy móc thiết bị, chương trình phần mềm và cả nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng. Các ngân hàng đang nhanh chóng đưa tất cả các NHTM và chi nhánh NHTM trong cả nước tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán có giá trị thấp đối với tất cả các tổ chức tham gia thanh toán bù trừ, phát triển hệ thống giao dịch một cửa ở các NHTM. Đặc biệt, hệ thống máy rút tiền tự động ATM được lắp đặt rộng khắp ở các địa phương thậm chí chấp nhận lỗ ở một số địa phương trong một vài năm đầu để từng bước phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư, thu lãi trong các năm sau đó [2].

Sự phát triển NHĐT phải mang tính chiến lược của quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ của NHĐT ở mức độ phù hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của khách hàng như: xây dựng và phát triển trang web; mobile banking; homebanking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích, thông tin đã có của chính ngân hàng. Hiện nay, các NHTM Việt Nam mới đang thực hiện khai thác hiệu quả trang Web, hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Các website nói chung có nội dung đa dạng, phong phú, thông tin được cập nhật thường xuyên. Hy vọng trong xu thế hiện đại hóa, dịch vụ NHĐT sớm được ứng dụng, chấp nhận và trở thành

74

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

phương tiện thân thuộc với mỗi tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ ngân hàng vì tính tiện lợi, kinh tế, hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 72 - 74)