Các dịch vụ Ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 31 - 33)

II. Nghiệp vụ e-banking

1.2.Các dịch vụ Ngân hàng điện tử

1. Khái niệm chung về e-banking

1.2.Các dịch vụ Ngân hàng điện tử

Hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến và đa dạng về

loại hình sản phẩm và dịch vụ trong đó các dịch vụ chính bao gồm [3]:

- Thẻ ATM: giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy rút tiền tự động.

- Call Center / Contact center: giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao dịch ngân hàng qua tổng đài điện thoại.

- Phone Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại. - Mobile Banking: giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động. - Internet Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet.

Thẻ ATM

Thẻ là một phương tiện thanh toán tiên tiến, tiện dụng, thể hiện sự phát triển của hoạt động thanh toán và đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công

nghệ ngân hàng nhằm mục tiêu đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng. Khách hàng

có thể đến các chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng để đăng kí phát hành thẻ điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi và phát hành thẻ theo hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng. Chủ thẻ được cấp PIN là mã số bí mật do chủ

thẻ quyết định và có trách nhiệm bảo mật. Thẻ được chấp nhận tại tất cả các máy

rút tiền tự động (ATM) và các điểm chấp nhận thẻ (POS). Thẻ có thể thực hiện được các giao dịch rút tiền, chuyển khoản, đổi PIN, kiểm tra số dư, mua hàng hóa dịch vụ,... Dịch vụ thanh toán bằng thẻ phục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày của khách hàng mà không cần dùng tới tiền mặt thông qua thiết bị điện tử đặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ như nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng bách hóa, đại lý vé máy bay... Do đó khách hàng không bị hạn chế bởi số tiền mặt mang theo, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian giao dịch.

Call center

Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn có thể gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân. Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, Call center có thể linh hoạt cung cấp thông

32

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm của Call center là phải có người trực 24/24.

Phone banking

Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua hệ thống hoàn toàn tự động. Do tự động nên các loại thông tin được ấn định trước, bao gồm thông tin về tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê các giao dịch gần nhất, các thông tin mới nhất… Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên. Hiện nay, qua Phone banking, thông tin được cập nhật, khác với trước đây khách hàng chỉ có thông tin của cuối ngày hôm trước.

Mobile banking

Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet. Phương thức này được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (Micro payment – dưới 1 USD) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ. Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán. Sau đó, khách hàng được ngân hàng cung cấp cho một mã số định danh (ID). Mã số này sẽ được chuyển thành mã vạch, giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn tại các thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh khách hàng còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông qua điện thoại di động.

Home banking

Với ngân hàng tại nhà (Home banking), khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng. Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có… Để sử

33

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

dụng được dịch vụ Home banking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng thông qua moderm- đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của Ngân hàng.

Internet Banking

Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết. Thông tin rất phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như thông tin khác về ngân hàng. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn vì đầu tư hệ thống bảo mật rất tốn kém.

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 31 - 33)