Xây dựng mạng lưới liên minh

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 54 - 59)

II. Thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong e-

3.2.Xây dựng mạng lưới liên minh

3. Chiến lược của các ngân hàng Việt Nam để phát triển nghiệp vụ e-banking

3.2.Xây dựng mạng lưới liên minh

“Hiệu ứng mạng” đặc biệt tồn tại phổ biến trong lĩnh vực công nghệ cao mà ở lĩnh vực này các sản phẩm thường có một sự phụ thuộc nhất định về công nghệ với một số sản phẩm khác. Ví dụ như máy in, ít nhất cũng phụ thưộc vào máy tính và phần mềm để có thể hoạt động. Các sản phẩm công nghệ cao tồn tại trong một nhóm các sản phẩm hỗ trợ và nâng cao chúng, tức là tồn tại trong một “hệ sinh thái” nhỏ. Các nhà sản xuất có thể tạo ra các “hệ sinh thái” bằng cách liên kết lại dưới dạng thức là một mạng lưới liên minh. Mạng lưới riêng trong thị trường mạng, cũng được gọi là mạng lưới đồng minh hay mạng lưới liên minh, gồm một nhóm các công ty, thiết lập một tiêu chuẩn chung nào đó, và hoạt động trên cơ sở cạnh tranh nhưng lấy một doanh nghiệp làm trung tâm của mạng lưới. Mạng lưới này có thể là liên minh đa phương hoặc là sự kết hợp của các liên minh song phương, tất cả đểu xoay quanh một công ty trung tâm của mạng lưới.

Điều tương tự cũng được các ngân hàng áp dụng trong nghiệp vụ e-banking. Đó là việc các ngân hàng liên kết với các nhà cung cấp các dịch vụ như vé máy bay, bảo hiểm, điện nước… cho phép khách hàng của ngân hàng thanh toán cho các dịch vụ này một cách nhanh chóng thuận lợi. Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng ra các tổ chức khác như công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các nhà cung cấp giải pháp thanh toán [13]… Vì vậy cạnh tranh không chỉ diễn ra trong ngành ngân hàng mà còn giữa các ngân hàng với các tổ chức làm thanh toán khác. Mức độ cạnh tranh ngày một tăng khiến các đơn vị phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giới thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ được đáp ứng ngày một tốt hơn. Xu hướng liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng đã bắt đầu hình thành. Lợi ích của xu hướng này là giúp các ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua được những hạn chế về vốn đầu tư cho trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đặc biệt là hình thức thanh toán

55

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

thẻ. Chính nhờ mối liên kết giữa các ngân hàng riêng lẻ mà tính tiện ích trong thanh toán điện tử được cải thiện, tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển tại Việt Nam.

Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự đảm bảo về pháp luật. Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử cơ bản đã hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến một số ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hóa đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừng lại ở tiện ích cung cấp thông tin. Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đã đánh dấu những bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau:

*) Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến:

Tháng 2/2007, Ngân hàng Ngoại thương (VCB) và Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines Việt Nam cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạng Internet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng. Tháng 1/2009, OnePAY và Vietcombank triển khai thành công giải pháp thanh toán trực tuyến cổng thanh toán nội địa, cho phép 3 triệu chủ thẻ Vietcombank Connect 24 có thể thực hiện mua bán và thanh toán trên các website đã kết nối với OnePAY.Đầu năm 2007, Ngân hàng Đông Á cũng cung cấp cho các chủ thẻ đa năng Đông Á dịch vụ thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”. Ngân hàng Đông Á Điện tử cho phép chủ thẻ mua hàng tại 9 website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á như Golmart, Chợ Điện Tử, Hlink… và thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/SMS Banking/Mobile Banking [13].

Techcombank cũng cho ra mắt sản phẩm F@st MobiPay, một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng thanh toán điện tử cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại di động gửi đến tổng đài 19001590. Hiện nay, chủ thẻ F@stAccess thực hiện phương thức này trên 6 website đã kết nối với Techcombank là như Chợ Điện Tử, Golmart, Chotroi.vn…

56

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

*) Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ:

Trong bối cảnh số lượng tài khoản cá nhân ngày một tăng, một yêu cầu đặt ra là xây dựng một mạng lưới thanh toán, loại hình thẻ ngày một mở rộng theo nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề khó khăn chính là việc liên kết các hệ thống thanh toán của nhiều ngân hàng khác nhau nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính tiện dụng cho khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng nói chung

Hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam trước kia tồn tại 4 liên minh thẻ. Đó là liên minh thẻ Ngân hàng VCB, liên minh thẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) của ngân hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknetvn gồm 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ/Sacombank [13]. Trên lý thuyết, thẻ của mỗi ngân hàng thành viên có thể thực hiện giao dịch trên máy ATM của các ngân hàng khác trong liên minh. Tuy nhiên, việc từng ngân hàng thành viên phát triển các dịch vụ khác nhau, dẫn đến việc khách hàng của ngân hàng này vẫn chưa thể thực hiện thao tác chuyển khoản trên ATM của những ngân hàng khác trong cùng liên minh.

Nhóm liên minh thẻ do ngân hàng VCB khởi xướng đã thực hiện thành công việc kết nối thanh toán thẻ giữa 17 ngân hàng thành viên. Đây là nỗ lực rất lớn của những ngân hàng nói trên trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua tạo lập một mạng lưới thanh toán trên máy ATM.

Ngày 21/4/2007, hệ thống thanh toán thẻ Việt Nam được đánh dấu bằng việc kết nối thành công 3 ngân hàng bao gồm Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Sacombank) thông qua dịch vụ kết nối chuyển mạch của Banknetvn. Hệ thống kết nối này của Banknetvn giúp chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại gần 25 nghìn máy ATM trong hệ thống Banknetvn, chiếm khoảng 60% tổng số ATM trên toàn quốc. Qua hai tháng đầu vận hành chính thức, trên 83 ngàn giao dịch với tổng giá trị trên 23 tỷ đồng đã thực hiện qua hệ thống chuyển mạch 4 ngân hàng trên của Banknetvn và có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh. Như vậy, từ khi chính thức vận hành cho đến hết tháng 4/2007 đã có khoảng 450 giao dịch thực hiện qua hệ thống. Con số này tăng gần gấp 3 lần trong tháng 5/2007 và tăng

57

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

gần gấp 5 lần trong tháng 6 năm 2007. Cuối năm 2007, số lượng giao dịch tăng lên khoảng 4.000-4500 giao dịch/ngày, xấp xỉ gấp 10 lần so với giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động [5].

Ngày 23/5/2008, với sự chỉ đạo tích cực của NHNN, hai liên minh thẻ lớn nhất toàn quốc Smartlink và Banknetvn đã tiến hành khai trương việc kết nối thành công mạng ATM của 5 ngân hàng thành viên: Ngoại thương, Công thương, Đầu tư & PTVN, Nông nghiệp & PTNT, Kỹ thương. Liên minh thẻ Smartlink do Vietcombank đứng đầu gồm 29 NH thành viên hiện chiếm khoảng 25% thị phần. Banknetvn do 3 NH lớn gồm Agribank, BIDV và Incombank cùng 4 NHTM CP khác thành lập chiến 70% thị phần. Khi liên kết với nhau, Smartlink và Banknetvn tạo thành hệ thống chiếm tới 95% số thẻ và 70% số máy ATM hiện có [13]. Như vậy, người dân gần như không cần quan tâm đến việc mình dùng thẻ của NH nào, mà chỉ cần đến cột ATM là có thể sử dụng được. Theo phản ánh của khách hàng và báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, báo cáo của một số tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hầu hết các khách hàng đều ghi nhận việc kết nối mạng ATM của 2 liên minh là thuận tiện và cảm thấy hài lòng khi khả năng lựa chọn sử dụng ATM của các ngân hàng được gia tăng, nhất là vào thời gian cao điểm, hạn chế được phần nào tình trạng chờ đợi và ùn tắc. Số lượng giao dịch qua ATM tăng mạnh trên cả 2 hệ thống, số lượng giao dịch lỗi chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ và đều đã được phát hiện xử lý kịp thời [9].

Như vậy, hầu hết các ngân hàng lớn đều tìm cho mình một liên minh thanh toán thẻ để liên kết. Thực tế này chắc chắn sẽ giúp hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn, với chi phí thấp, đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và ngân hàng.

Có thể nhận thấy rằng, trong thị trường sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm có ưu thế hơn chưa chắc đã là sản phẩm thống lĩnh thị trường. Sở dĩ có điều này là do có sự tồn tại của “hiệu ứng mạng”. Một khi “hiệu ứng mạng” được hình thành cho một sản phẩm, nó sẽ tạo ra chi phí chuyển đổi ngăn không cho người tiêu dùng chuyển sang các mạng lưới khác. Cũng chính vì vậy các nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thường không cho các sản phẩm cạnh tranh ra đời sau tương thích

58

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

công nghệ của mình. Bởi như vậy, các sản phẩm này với ưu thế vượt trội về công nghệ do ra đời sau và tận dụng được mạng lưới người tiêu dùng sẵn có sẽ nhanh chóng vượt mặt sản phẩm đang thống lĩnh [vii]. Tuy nhiên, điều ngược lại lại xảy ra trong thị trường mạng lưới của dịch vụ e-banking. Đó là do sự khác biệt của thị trường mạng lưới e-banking so với thị trường mạng lưới của các sản phẩm công nghệ cao: các ngân hàng cùng chia sẻ hạ tầng cơ sở cho việc thanh toán và để có thể phát triển công nghệ thanh toán thì cần sự phối hợp của tất cả các ngân hàng cùng một lúc. Điều này có nghĩa rằng các ngân hàng không cạnh tranh bằng cách không cho sản phẩm của đối thủ (ví dụ thẻ ATM) tương thích với các thiết bị ngoại vi của mình (ví dụ máy ATM). Ngược lại, các ngân hàng đang nỗ lực để liên kết các thẻ ATM để với một chiếc thẻ khách hàng có thể rút tiền ở bất kỳ máy ATM nào. Như vậy phải chăng các ngân hàng đã tạo cơ hội cho đối thủ tranh thủ mạng lưới của mình và sự cạnh tranh giữa các mạng lưới ngân hàng bị xóa bỏ bởi sử dụng dịch vụ của bất kỳ ngân hàng nào cũng như nhau khi các ngân hàng được liên kết? Câu trả lời là: chính việc liên kết thẻ ATM tạo nên tiện ích cho khách hàng, giúp thu hút thêm nhiều người sử dụng dịch vụ của ngân hàng và tạo nên “hiệu ứng mạng”. Bởi một người muốn sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam bây giờ sẽ không có xu hướng chọn lựa sản phẩm của ngân hàng nào chưa tham gia các liên minh thẻ. Cũng tương tự, với các dịch vụ khác như chuyển khoản, thanh toán quốc tế… khách hàng cũng mong muốn chọn một ngân hàng có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng khác trong và ngoài nước để các dịch vụ trên được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn, bảo đảm an toàn và tiết kiệm chi phí. Vậy việc các ngân hàng lựa chọn liên kết với nhau chính là để tạo nên tiện ích ngày càng lớn hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà không còn sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Theo một khía cạnh nào đó, sự cạnh tranh này còn trở nên khó khăn hơn với từng ngân hàng khi hệ thống ngân hàng được liên kết để thực hiện các dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, biện pháp cạnh tranh để thu hút khách hàng sử dụng mạng lưới của mình mà các ngân hàng lựa chọn chính là việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

59

Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Một phần của tài liệu áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam (Trang 54 - 59)