Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 54 - 128)

Tiếng Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, rất gần với tiếng Việt về hệ thống âm thanh và ngữ pháp. Nói về ngôn ngữ Tày trong các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, luận văn chỉ xét trên phương diện tiếng nói, bởi Thơ lẩu là loại hình văn hoá, văn học, tồn tại trong dân gian qua hình thức diễn xướng và truyền miệng trong nhân dân.

Ngôn ngữ trong các bài Thơ lẩu thể hiện sự khiêm nhường, ý nhị của người diễn xướng. Đó là sự khiêm tốn khi tự nói về bản thân, gia đình, đồng thời cũng đề cao và coi trọng đối tượng giao tiếp với mình. Ngôn ngữ này biểu đạt sự tinh tế của người Tày trong mọi mối quan hệ xã hội, thể hiện được tình cảm chân thành, đằm thắm của người miền núi.

Tiếng nói Tày rất phong phú về các từ cơ bản để chỉ những sự vật, sự việc cụ thể có liên quan đến thiên nhiên và mọi mặt trong đời sống sinh hoạt của con người. Nhưng hầu hết những từ diễn đạt khái niệm trừu tượng, danh từ văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật đều mượn trong vốn từ Hán Việt, tiếng Việt, và một số ít tiếng Quảng Đông. Phổ biến hơn cả là sự đan xen ngôn ngữ giữa tiếng Tày – Nùng, Tày – Thái do cùng ngữ hệ.

Sự vay mượn này phù hợp với quy luật phát triển, làm cho tiếng Tày trở nên phong phú, đủ sức làm công cụ giao tiếp của người Tày trong xã hội hiện đại. Song trong các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, những từ ngữ riêng của dân tộc (từ tiếng Tày truyền thống) vẫn chiếm số lượng lớn và được sử dụng phổ biến. Thơ lẩu là sản phẩm của nền văn hoá Tày nên sử dụng tiếng Tày truyền thống trong ngôn ngữ là lẽ đương nhiên. Do đó, luận văn chỉ xét những từ tiếng Tày có được do sự vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Quá trình vay mượn đã diễn ra từ rất lâu, cho nên ngày nay các từ vay mượn đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong ngôn ngữ Tày và khó có thể nhận biết được đó là từ vay mượn hay từ truyền thống.

Có thể giải thích cơ sở của sự vay mượn các yếu tố ngôn ngữ này như sau: Thơ lẩu phần đa là các sáng tác của quần chúng nhân dân lao động, tuy nhiên tầng lớp nho sĩ bình dân Tày cũng có tham gia vào quá trình sáng tác, lưu truyền. Họ góp phần xây dựng tính bác học cho Thơ lẩu, bằng cách đưa vào những danh từ văn học mượn trong các yếu tố ngôn ngữ khác. Đồng thời họ cũng lồng vào nội dung các bài hát những quan điểm đạo đức, luân lý phong kiến, phù hợp với tâm tư tình cảm của quần chúng lao động đương thời.

Trong Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, thường gặp một số từ vay mượn từ các yếu tố ngôn ngữ khác, ví dụ:

Từ mượn từ yếu tố ngôn ngữ khác Phát âm theo ngôn ngữ gốc Phát âm tiếng Tày

Nghĩa tiếng Việt Hiện dùng Vốn từ Hán Việt Quốc gia Nhân duyên Thượng thiên Trung gia Phu thê Phụ mẫu Tả hữu Lâm sơn Phu phụ Bách vật Lâm môn Kim ngân… Quốc gia Nhân duyên Thượng thiên Tung gia Phu thê Phụ mậu Tả hữu Lâm san Phu phụ Bách vật Lâm môn Kim ngần… Nước nhà Duyên con người

Trên trời Trong nhà

Vợ chồng Bố mẹ Bên trái, bên phải

Rừng núi Vợ chồng Trăm loại (thư) Đến cửa (đến cổng) Tiền vàng… Vốn từ tiếng Việt Thật thà Sự lạ Buôn bán Đường Cũng Mọi Công việc Xấu xa Khôn khéo… Thật thá Thự lạ Buôn bản Đàng Củng Mọi Công Phiệc Xẩu xa Khôn khẻo… Thật thà

Việc chưa từng thấy Buôn bán

Đường Sự giống nhau Tập hợp cùng loại

Việc phải làm Xấu tồi tệ, đáng khinh

Khôn ngoan, khéo léo… Tiếng Quảng Đông Pàng dàu Xắn xich Xắn cha Ngổ… Pàng dạu Xán xich Xán cha Ngộ… Bạn bè Thân thích Thông gia Gặp gỡ…

2.2.3. Hình ảnh, biểu tƣợng thơ

Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn là sản phẩm văn hoá tinh thần của phần đa người lao động nên nó thường mượn hình ảnh cuộc sống lao động, sản xuất hàng ngày để chuyển tải nội dung, tư tưởng các bài hát. Đó là những hình ảnh rất đỗi thân quen và bình dị trong cuộc sống như: các dụng cụ lao động, vật dụng sinh hoạt, hình ảnh cây lúa, cọng rơm, con cá, bờ ao... Tất cả đi vào trong lời Thơ lẩu như một điều tất yếu.

Những hình ảnh thân quen này góp phần tạo nên một bức tranh thế giới sinh động, như thật trong các bài Thơ lẩu. Qua đó tình cảm – cái trừu tượng trong tâm hồn của con người, được hình tượng – cụ thể hoá cho người khác dễ hiểu và thông cảm. Cách sử dụng những hình ảnh này phù hợp với bản chất thật thà, chất phác và trình độ văn hoá của đồng bào.

Thơ lẩu của người Tày không chỉ là tác phẩm văn học nghệ thuật do nhân dân lao động sáng tác, mà còn có sự tham gia sáng tác của tầng lớp nho sĩ bình dân. Họ đã góp phần xây dựng tính bác học cho Thơ lẩu, bằng cách đưa vào lời bài hát (thường trong những bài có nội dung kể về tích cổ như cách tìm ra dầu thắp đèn, làm ra cây hương…) những danh từ văn học mượn trong các sách kinh điển Hán Việt. Ví dụ như:

“Chử thượng hiết chử hạ bấu ưa Phưn tẩu đè phưn nưa nao núng” (Chữ thượng thành chữ hạ không nên Chiếc dưới đè chiếc trên lẫn lộn.)[1, tr.15]

Những hình ảnh này góp phần đem lại sự lịch sự, trang trọng, tao nhã cho các lời thơ. Mọi người sẽ cảm nhận được sự am hiểu văn hóa, lịch sử, tình cảm trân trọng, thân tình của người hát chỉ đơn thuần qua một vài câu hát.

Một số hình ảnh trong Thơ lẩu là những biểu tượng văn hóa. Các biểu tượng góp phần khái quát những đường nét cơ bản nhất của một nền văn

hóa. Biểu tượng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài [16]. “Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác” [9, tr.67]. Xét về tu từ học, biểu tượng cũng là những hình ảnh ẩn dụ: Từ ngữ này dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài các nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.

Tìm hiểu các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn, chúng tôi bắt gặp khá nhiều biểu tượng như: hoa, chim, Bụt, cây cầu, dòng suối, bướm ong... Nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến biểu tượng hoa và biểu tượng chim.

- Biểu tượng hoa (Bjoóc, va)

Hoa là một biểu tượng văn hoá trong nghệ thuật ngôn từ Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn. Bởi lẽ thiên nhiên tươi đẹp và rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân miền núi. Vẻ đẹp của các loài hoa không chỉ là vẻ đẹp tiêu biểu của đại ngàn, mà hơn cả là hoa với tư cách biểu tượng mang ý nghĩa nhân sinh và tâm linh sâu sắc. Sau những vất vả, mệt nhọc của cuộc sống mưu sinh, người Tày cũng có những giây phút thả hồn mình hòa với thiên nhiên. “Một tâm hồn lấy hoa làm cơ sở cảm xúc, một cảm xúc lấy hoa làm tiêu chí, một tình yêu thương lấy hoa làm tiêu chuẩn và điểm tô, một quan niệm đạo đức lấy hoa làm nền... ước mơ và phấn đấu để có thể mỗi con người là một bông hoa, cả bản mường là một rừng hoa” [23, tr.96].

Màu sắc của các loài hoa rừng quen thuộc như hoa bứa, hoa đào, hoa ban, hoa vả... tràn ngập trong Thơ lẩu. Thơ lẩu như mở ra theo lời ca những đóa hoa muôn hương sắc của tạo hóa và con người. Hoa trở thành biểu tượng cho cái đẹp nói chung mà trước tiên là biểu tượng cho vẻ đẹp của một cô gái xuân thì.

Người Tày thường hay ví con người với những vật quý giá, tươi đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng. “Người ta là hoa của đất”, mỗi con người là một bông hoa tươi thắm trong cuộc đời. “Hoa Người” là những bông hoa tinh túy nhất, quý giá nhất trên đời.

“ Bjoóc mạy tốc lồng nặm pền pja Bjoóc cà tốc lồng nà pền khẩu” (Hoa công rơi xuống nước thành cá

Hoa danh rơi xuống ruộng thành lúa.) [39, tr.26]

Nhờ bàn tay và khối óc, con người lao động, sáng tạo ra thế giới, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình và làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Bởi vậy đón cô gái về làm dâu con trong nhà, cũng là đưa một bông hoa về giữa một rừng hoa để góp thêm sự sống, bừng nở thêm các bông hoa khác. Như cách ẩn dụ tu từ khi Quan làng hát:

“Mà lặp đuông bjoóc khấư

Mà lặp nậu bjoóc ngần” (Về đón bông hoa lúa

Về đón nụ hoa bạc) [39, tr.14]

Hoa lúa sẽ sinh ra hạt thóc, hạt gạo. Hoa bạc sẽ sinh ra quả bạc, cây vàng. Ví người con dâu với bông hoa lúa, hoa bạc thể hiện tình cảm yêu thương và trân trọng vai trò của người dâu mới trong gia đình nhà chồng. Hình ảnh này cũng thể hiện quan niệm của người Tày về con người: cây là số phận, hoa là linh hồn, con người là tinh túy của tự nhiên.

Hoa còn là biểu tượng cho tuổi trẻ, cho khát vọng tình yêu hạnh phúc. Người trẻ tuổi được người Tày ở Chợ Đồn – Bắc Kạn nói một cách giầu hình ảnh là những người đang trong tuổi hoa, tuổi nụ. Cây nảy nụ, hoa nở rồi hoa tàn cũng giống như quy luật bất biến của một đời người: sinh ra, lớn lên rồi cũng trở về với cát bụi. Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp nhất đời người. Khát vọng tình yêu là khát vọng mãnh liệt nhất trong tâm hồn.

“Bjoóc phung mà mì xuân Cần sling mà mì thí” (Hoa nở về có xuân

Từ lâu, hoa cũng được xem như là tiêu chuẩn thẩm mĩ của con người. Vẻ đẹp khuôn mặt, nụ cười, giọng nói, dáng vẻ, đồ dùng của con người... đều có thể so sánh với hoa. Hoa là chất liệu thiên nhiên để xây dựng các hình tượng nghệ thuật.

“Cằm phuối thíp cằm khua bặng bjoóc.” (Câu nói kèm nụ cười như hoa.) [1, tr.54]

Hay:

“Tha nả nàng bặng bjoóc đang phông” Mặt múi nàng đẹp tựa hoa tươi) [48, tr.73]

“Liếc ngòi hăn slửa khoá như va” (Liếc thầy quần áo như hoa) [48, tr.98]

Cho đến những vật dụng gia đình sử dụng trong đám cưới đều được trang trí hình hoa:

“Thêm thong chồm cặp phục miển va Mản cần tắm lai thắm miến va” (Cặp chiếu hoa viền quanh kim tuyến Khay đặt những ấm chén hoa văn.) [1, tr.51]...

Niềm vui mừng, hạnh phúc của mọi người trong ngày lễ tơ hồng cũng lấy hoa làm thước đo. Lòng người khi được gặp gỡ, nói chuyện với nhau, chứng kiến hôn lễ hưng phấn, rộn ràng chẳng khác nào như những đóa hoa bùng nở trong rừng hoa bất tận của mùa xuân:

“Bọn khỏi vui bặng bjoóc mùa xuân” (Chúng tôi vui như hoa nở mùa xuân) [1, tr.17]

“Tọng khỏi phung bặng bjoóc mùa xuân” (Lòng tôi như hoa mùa xuân nở) [1, tr.21]...

Khảo sát hơn 180 bài Thơ lẩu sưu tầm ở Chợ Đồn – Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy, biểu tượng hoa xuất hiện hầu khắp và đáng kể (104 lần /184 bài).

Người Tày nói về hoa với một tình cảm sâu sắc và ngưỡng mộ. Biểu tượng hoa trong Thơ lẩu tạo nên những bức tranh thiên nhiên muôn ngàn hương sắc, căng tràn sức sống.

- Biểu tượng chim (nộc)

Biểu tượng chim xuất hiện khá nhiều trong Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn (62 lần /184 bài). Cách sử dụng biểu tượng chim hết sức linh hoạt, kết hợp theo lối tư duy sáng tạo của đồng bào. Biểu tượng chim gồm các biến thể là hình ảnh các loại chim như phượng hoàng (phượng vàng), chim công (nộc công), chim én (ẻn), chim nhạn (nhạn), chim ri (nộc thẩy), chim sẻ (nộc choóc) đi vào lời thơ đều có ý nghĩa.

Theo quan niệm của người dân Đông Á, Phượng hoàng là loài chim quý, biểu tượng của thánh thần, vua chúa. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, phượng hoàng là một trong bốn tứ linh. Người Tày Chợ Đồn đã chọn phượng hoàng làm biểu tượng, tượng trưng cho những con người cao quý.

“Phượng hoàng liệp phắng thông mà loạn.” (Phượng hoàng từ trời xa hội tụ.) [1, tr.9]

Nếu như phượng hoàng ít nhiều mang tính huyền thoại thì chim công lại là một loại chim có thật. Công còn được gọi với tên Hán - Việt là Khổng tước, là một trong số những loài chim quý, đẹp nhất trên thế giới. Người Tày quan niệm chim công có bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cũng biểu tượng cho vẻ đẹp cao quý.

Nộc dung liệp phắng khuổi mà thân” (Chim công bay theo suối tới nơi.) [48, tr.66]

Trong lời Thơ lẩu thường xuất hiện hình ảnh hai loài chim phượng – công sánh cặp để chỉ sự xứng đôi vừa lứa, đẹp duyên của đôi trai gái.

“Hẩu phượng vàng kết nghĩa chim công” (Cho phượng hoàng kết nghĩa chim công.) [1, tr.42]

“Phượng vàng so kết nghĩa nộc công”

Gần gũi với cuộc sống của đồng bào hơn, có lẽ là hình ảnh chim én (ẻn) hay còn gọi là chim nhạn (nhạn). Người Tày coi loài chim này là con vật linh thiêng, có nhiệm vụ gắn kết tình cảm, truyền thông tin giữa thần thánh, tổ tiên trên trời với con cháu hạ giới. Giai thoại ở Chợ Đồn – Bắc Kạn kể lại: Chim én do Mẹ tạo hóa sinh ra, anh em kết nghĩa với Phật Thích Ca, được cử xuống trần giúp việc thế gian. Khi con người có sự vụ gì đặc biệt, thắp hương lên khấn trời, én sẽ theo mùi hương lan tỏa mà bay về trời báo cho thần thánh, tổ tiên biết. Do đó, trong Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn cũng có diễn xướng bài “Xỉnh ẻn” nghĩa là hát mời én về. Én nhạn cũng biểu tượng cho vẻ đẹp của con người.

Lườn cần mì ẻn nhạn khôn ngoan (Nhà người có én nhạn khôn ngoan). [1, tr.24]

Hình ảnh én nhạn hay đi liền với nhau tượng trưng cho đôi trai tài gái sắc, cho tình yêu hòa hợp.

Giò đây hẩư ẻn nhạn kỉnh tông (Giờ đẹp cho én nhạn kính tông). [1, tr.49]

Ẻn ngộ nhạn se hương kết nghịa (Én gặp nhạn se duyên kết nghĩa). [48, tr.56]

Bên cạnh đó, biểu tượng chim trong cuộc sống của người Tày ở Chợ Đồn – Bắc Kạn còn mang chức năng trang trí trên đồ vật trong ngày cưới để gợi lên sự sung túc của gia chủ và hơn hết là mong ước kết đôi, sự quấn quýt, hạnh phúc. Bàn thờ, bàn trà, mâm sơn, đôi chiếu... đều có khắc, vẽ hình phượng hoàng, én, hạc, chim công bên cạnh hình hoa, kỳ, lân .v.v.

“Phắng bôm tạc nộ công nộc phượng” (Vành mâm chạm chim công, chim phượng.)

“Tu tang chạm ẻn nhạn, kỳ lân” (Cánh cửa chạm én nhạn, lỳ lân.) [1, tr.39]

Biểu tượng chim còn được người diễn xướng sử dụng trong các câu Thơ lẩu khi họ tự nói về bản thân. Trước tấm lòng hiếu khách chân thành, cao quý của gia chủ, Quan làng, Pả mẻ thường khiêm tốn ví mình như những loài chim bé nhỏ, thông thường như: chim ri (nộc thẩy), chim sẻ (nộc choóc).

“Nộc thẩy pía ơn ban bấu đẩy Ơn bân hẩư nộc thẩy mì lai Bấu phuối piàng chùa nai các á”

(Chim ri không được ơn trời Ơn trời giúp chim ri vô hạn

Chúng tôi đã làm phiền chủ nhân) [39, tr.27]

Các biểu tượng trong Thơ lẩu đã cho thấy trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Tày. Đời sống người Tày gần gũi với thiên nhiên. Thiên nhiên góp phần đem đến cho lời thơ một hơi thở đặc biệt, nồng nàn dư vị đại ngàn. Đó là cảm xúc có tính vũ trụ, vừa rộng lớn, thiêng liêng nhưng lại vừa gần gũi, thân thuộc. Các biểu tượng này nâng đỡ cho những ước vọng mang đầy tính nhân văn và thẩm mĩ của người Tày mà không hình tượng nào có thể thay thế.

2.2.4. Thể thơ, nhan đề, nhịp điệu

Thể thơ là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật ngôn từ. Nó chi phối kết cấu, nhịp điệu, cách gieo vần trong thơ. Khảo sát các bài Thơ lẩu sưu tầm ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy 103/184 bài (chiếm 56%) sử dụng thể thơ thất ngôn (7chữ). Đây là thể thơ truyền thống hay được dùng trong các sáng tác văn học dân gian của dân tộc Tày.

Ở mỗi đám cưới, mỗi địa phương lại có những tình huống, thử thách khác nhau. Trước hoàn cảnh cụ thể người diễn xướng sẽ thêm bớt, thay đổi câu từ, thậm chí thêm, bớt cả một đoạn thơ cho phù hợp với tâm trạng, tình cảm. Điều đó tạo nên sự phá cách trong 81 bài Thơ lẩu (chiếm 44%) còn lại

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 54 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)