Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 51 - 53)

“Sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định về thời gian. Cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật.” [18, tr.322] Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn cũng có thời gian nghệ thuật phù hợp với các sự kiện của bài hát. Thời gian nghệ thuật trong Thơ lẩu thường kéo dài, nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai.

Thời gian nghệ thuật trong các bài Thơ lẩu đa phần là thời gian hiện tại. Đó là kiểu thời gian lẫn trong các diễn biến sinh hoạt, các nghi lễ, thủ tục đám cưới, gắn liền với hoạt động của chủ thể diễn xướng và tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi người diễn xướng chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi dừng lại trong một nghi thức thì thời gian chậm lại.

Ngoài thời gian hiện tại dễ nhận thấy, trong các bài Thơ lẩu còn có thời gian hồi khứ. Kiểu thời gian này thường có trong đoạn mở đầu các bài hát. Trong lễ chăng dây, Quan làng đã khéo nhắc chuyện trước đó hay tin con gái nhà người đến tuổi lấy chồng.

Vằn cón ẻn khao biên thâng páo” (Ngày nọ én trắng bay tới báo)[39, tr.2].

Hay trước những thử thách nhà gái đặt ra, nhà trai đều lựa lời khuyên bảo bằng những câu chuyện từ quá khứ xa xưa như một bài học khéo léo nhắc nhẹ nhà gái về cách ứng xử trong cuộc sống:

Tự vạn cổ sơ thinh lẹ nghịa. ”

(Từ vạn cổ sơ sinh lễ nghĩa.)[39, tr.7]

Thơ lẩu mượn chuyện quá khứ để nói tới hiện tại, như cái cớ dẫn dắt những điều sắp nói, hoặc thay cho lời nhắc nhở nhẹ nhàng, hoặc như những chứng cứ, lí lẽ xác đáng bổ sung cho lập luận.

Nếu thời gian quá khứ được dùng với những ẩn ý nghệ thuật trên thì thời gian tương lai trong các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn lại dùng để căn dặn thân tình những chuyện gia đình của đôi vợ chồng trẻ sau này. Thời gian tương lai không cụ thể trên câu chữ, mà nấp sau lời ca.

“Điếp lục điếp bưởng lăng Lục bấu chắc khuyên ngăn tó nả...”

(Thương con thương ở đằng sau

Con không biết khuyên ngăn trước mặt… )[39, tr.29]

Tuy hôm nay mới là đám cưới nhưng Quan làng và Pả mẻ đều hát khuyên hai vợ chồng trẻ về sau này phải sống với nhau ra sao, cư xử với mọi người trong gia đình thế nào, có con cái phải dạy bảo những gì. Đây là những chuyện mà đôi trẻ sẽ phải đối mặt trong tương lai gần.

Tóm lại, thời gian nghệ thuật trong Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn được đo bằng nhiều thước đo khác nhau: bằng sự tiến triển của các diễn biến, bằng các hiện tượng đời sống được ý thức (rõ nhất là gặp gỡ, chia tay). Thời gian nghệ thuật được sử dụng có hàm ý nhất định, góp phần bộc lộ nội dung, tư tưởng và đem lại hiệu quả thẩm mĩ cho bài hát.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 51 - 53)