Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ họ hàng

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 45 - 48)

Mỗi dòng họ người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn xưa thường sống quây quần trong một bản. Họ vừa là hàng xóm, vừa là anh em. Ngày nay, do điều kiện đi lại dễ dàng hơn, người trong cùng dòng họ không sống tập trung tại một bản, nhưng nơi cư trú cũng không quá xa nhau. Ngay trong đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày họ vẫn thường xuyên gặp gỡ, tuy rằng không có mặt đầy đủ cả dòng họ. Do đó, họ hàng là những người gần gũi và thân thiết nhất đối với đồng bào Tày.

Khi trong họ có đám cưới là cả họ cùng chuẩn bị cho đám cưới ấy, bởi thêm dâu, thêm rể tức là thêm thành viên cho dòng họ. Trước khi làm đám cưới, chàng trai hay cô gái muốn lấy vợ, lấy chồng ngoài việc hỏi ý kiến gia đình còn phải được dòng họ thông qua. Bởi cưới xin là việc hệ trọng của một đời người, mà biết đâu họ hàng có thể cho chàng trai hay cô gái những lời đánh giá khách quan về người yêu của mình. Không chỉ có đám cưới mà những việc quan trọng khác muốn tổ chức chu đáo, đều được hỏi ý kiến họ hàng. Khi đoàn nhà trai đến đón dâu, Quan làng cũng khẳng định việc hôn lễ đã được họ nhà trai thông qua và nhất trí.

“Noọng khỏi lẩn phụ mậu tung gia ...Slam lùng, slam pả

Slao áo, slam a

Họ cần củng ná che, ná lược...” (Em tôi thưa bố mẹ trong nhà

…Hỏi bác, hỏi bá Hỏi chú, hỏi cô

Họ người cũng không chê, không chọn…)[39, tr.13]

Trong quan hệ dòng họ, người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn quan niệm: thứ nhất phải có tổ tiên, thứ nhì phải có họ hàng. Việc thờ cúng tổ tiên là việc bắt buộc với tất cả mọi người. Con người chết đi không phải trở về với cát bụi hoàn toàn, mà phần hồn, phần tinh anh của họ vẫn ở lại

bên cạnh người thân, phù hộ độ trì, chứng kiến từng bước sự phát triển của cháu con. Do đó, khi có đám cưới phải thắp hương báo cho tổ tông biết, mời tông tổ về cùng dự cuộc vui và chứng kiến, tác thành cho đôi lứa được hạnh phúc trọn đời. Sau khi bái tổ, cô dâu, chú rể mới chính thức được coi là thành viên trong gia đình. Các bài Thơ lẩu có ghi nhận.

“Mì cốc chắng mà pjai buốt nhọt Mì ké chắng mì ón kế tông Hôn hỷ củng chứ thâng tiên tổ Bấu lừm đẩy nghĩa tình Đẳm tổ... ”

(Có gốc mới có ngọn nảy búp Có già mới có trẻ kế tông Hôn hỷ cũng nhớ đến tổ tiên

Không quên được nghĩa tình tông tổ…)[39, tr.19]

Đây là lối sống biết trước, biết sau, có tình, có nghĩa của con người, là nét đẹp trong văn hoá ngàn đời của dân tộc Tày nói riêng, và của các dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung.

Bên cạnh đó, Thơ lẩu còn chỉ ra tầm quan trọng của họ hàng trong đời sống xã hội. Mỗi dòng họ người Tày đều có chi trưởng, chi thứ, con bác, con chú, kẻ anh, người em... Thứ bậc này hình thành tự nhiên, được ghi trong gia phả như một quy định về quan hệ giữa những người trong cùng dòng họ. Mỗi người phải biết mình ở vị trí nào để có cách cư xử hợp đạo lý với người khác. Từ “họ hàng” ở đây không chỉ hiểu là họ hàng trong phạm vi cùng chi, cùng nhánh, mà cả họ hàng xa, họ hàng bao đời nay cũng đều được coi là anh em trong một nhà.

“Cần lầu mì họ háng là đây Mì họ xẩư, họ quây là trọng Mì lai pỉ, lai noọng là hơn...” (Đời người nhiều họ hàng là tốt

Có họ gần, họ xa là quý

Trên cơ sở đó, các bài Thơ lẩu răn dạy mọi người sống phải có tình nghĩa anh em, đặc biệt cô dâu mới về nhà chồng sống phải có tình, có nghĩa với họ hàng, anh em chồng.

“Đuổi phua mả, giả pú tung gia Đuổi pả bạc, áo a, khủ mử Bấu diềm noọng cỏi chứ khẩu xu...

Đạo lùa lẻ kính nể gia tung... ” (Với chồng con, ông bà trong gia

Với bác bá, chú cô, cậu mợ Không kĩ tính em nhớ vào tai…

Đạo dâu phải kính nể gia đình... )[39, tr.27]

Đám cưới cũng là một dịp để họ hàng gặp gỡ. Con rể, con dâu qua đám cưới mới biết mặt đầy đủ họ hàng. Hai bên gia đình mới có dịp trò chuyện, quen biết, hiểu thêm về nhau. Biết nhau rồi thì phải sống sao cho có tình, có nghĩa với nhau, chứ không thể như “người dưng nước lã”.

“Đẩy chắc nả bạc, pả, họ hàng Thâng chục chập chang tàng pây tẻo

Chắc kèng chúp tảo lỉ khắm tham” (Được biết mặt bá, bác, họ hàng

Sau này gặp ngoài đường đi lại Biết ngả nón đạo nghĩa hỏi han)[39, tr.28]

Điều đặc biệt nữa trong quan hệ họ hàng của người Tày mà các dân tộc khác ít có, đó là tục nhận anh em với người “khác Tồng” (khác làng bản), có khi khác dân tộc nếu thấy người ấy trùng họ tên, trùng ngày, tháng, năm sinh với mình. Cho đến nay, trong các đám cưới ở Chợ Đồn - Bắc Kạn vẫn có tục mừng họ Nội, họ Ngoại (gọi là tiền chiêu Nội, chiêu Ngoại) của nhà trai hay nhà gái để tỏ mối quan hệ gắn bó và sự trân trọng họ hàng của gia đình mình.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)