Thể thơ, nhan đề, nhịp điệu

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 63 - 65)

Thể thơ là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật ngôn từ. Nó chi phối kết cấu, nhịp điệu, cách gieo vần trong thơ. Khảo sát các bài Thơ lẩu sưu tầm ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy 103/184 bài (chiếm 56%) sử dụng thể thơ thất ngôn (7chữ). Đây là thể thơ truyền thống hay được dùng trong các sáng tác văn học dân gian của dân tộc Tày.

Ở mỗi đám cưới, mỗi địa phương lại có những tình huống, thử thách khác nhau. Trước hoàn cảnh cụ thể người diễn xướng sẽ thêm bớt, thay đổi câu từ, thậm chí thêm, bớt cả một đoạn thơ cho phù hợp với tâm trạng, tình cảm. Điều đó tạo nên sự phá cách trong 81 bài Thơ lẩu (chiếm 44%) còn lại sưu tầm được ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. Có những câu hát gần như chuyển sang dạng nói tự do nhưng có vần điệu, đôi khi thêm các câu thơ ngắn hơn (thường là 5 chữ) hoặc dài hơn (10 - 12 chữ) để tạo thành một thể thơ khác, gần với lối thơ tự do, thơ mới của người Kinh.

Cần phải nói thêm rằng thể thơ thất ngôn của người Tày rất tự do, phóng túng. Do vậy mà các câu Thơ lẩu không bị gò ép trong một niêm

luật nào hết, kể cả cách gieo vần cũng rất linh hoạt, đa dạng. Trong bất kì một đoạn của bài Thơ lẩu nào đều dễ dàng nhận ra lối gieo vần chân, vần lưng rất khéo léo. Đặc biệt còn có lối gieo vần ở đầu câu khá độc đáo:

“Tha vằn trại mừa Tây

Dú lai tể tốc khuông đăm cẳm Củ pác khỏi xo thắng tẻo mừa

Nộc kin mác lai cừa lừm ngoạc” (Mặt trời ngả về Tây Ở lâu lại đến chiều tối Hé miệng tôi xin chào quay về

Chim ăn trái nhiều cành quên quay lại) [39, tr.25]

Tuy nhiên khi dịch các bài Thơ lẩu ra tiếng phổ thông, thể thơ, câu chữ bị thay đổi, ta khó có thể cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp trong phần lời, âm điệu, nhịp điệu của các bài ca.

Các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, không có nhan đề. Thông thường để khỏi lẫn, người ta gọi ngay tên nghi lễ diễn xướng, hoặc vài từ khái quát nhất về nội dung bài hát để phân định các bài Thơ lẩu. Các bài hát cũng có dung lượng không giống nhau. Có bài ngắn từ 6 - 9 câu như: “Phục tẳng”(Chiếu dựng), “Nhận chin mjầu”(Nhận ăn trầu), “Xo phép chin pjầu”(chin ngài) (Xin phép ăn cơm chiều) (trưa)... Cũng có bài như một bản trường thiên bất tận như: “Thắng lùa hất chin”(Căn dặn cô dâu làm ăn), “Mời đẳm” (Mời tổ tiên)... Nhịp điệu trong các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn cũng rất đặc biệt. Các đoạn hát cũng có lúc ngân, lúc luyến, láy khác nhau, nhưng nhìn chung nhịp điệu ít có đột biến, mà lặp đi, lặp lại một cách đều đặn trong từng câu hát. Thường ở những câu 7 chữ hát theo nhịp 3/4. Những câu 5 chữ theo nhịp 3/2. Cách ngắt nhịp nhất quán từ đầu tới cuối bài hát. Giữa các tiếng trong cùng một câu hát có sự kéo dài, ít có sự ngắt giọng tách biệt. Lối hát này tạo âm hưởng dịu dàng, nhẹ êm, dễ đi vào lòng người.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)