Các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 65 - 69)

Giống như các sáng tác văn học, Thơ lẩu sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ... Những biện pháp này được dùng linh hoạt và đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, nhằm phản ánh tâm tư, tình cảm của con người một cách sinh động và giàu sức biểu cảm.

So sánh, ví von là biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong Thơ lẩu. Qua phép so sánh, đồng bào thể hiện tình cảm kính trọng và khéo léo nhắn gửi nhau những kinh nghiệm, lời khuyên trong ứng xử. Hình ảnh đem so sánh thường là những hình ảnh bình dị, gần gũi trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đó là những vật dụng lao động, đồ dùng sinh hoạt gia đình.

Khảo sát 184 bài thơ, chúng tôi thấy: tác giả dân gian chủ yếu sử dụng cấu trúc so sánh có ý nghĩa ngang bằng, xuất hiện 46/57 lần (chiếm gần 81%). Cấu trúc so sánh hơn, kém chỉ xuất hiện 11/57 lần (chiếm 19%). Điều này chứng tỏ người Tày ở Chợ Đồn – Bắc Kạn hay sử dụng cách so sánh cụ thể với tính chất ngang bằng và tương đồng hơn cách so sánh "hơn" hoặc "kém". Như vậy cũng phù hợp với thái độ khiêm nhường của người diễn xướng trong Thơ lẩu.

Trong các câu so sánh có ý nghĩa ngang bằng, Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn thường sử dụng các từ so sánh như: bặng (bằng, như), tồng bặng (giống như), ỷ như (ví như, tựa), khỏi như (như), nắm táng lăng (chẳng khác gì) ví cạ (ví như)... Quan làng, Pả mẻ thường sử dụng cấu trúc so sánh này nhằm mục đích ca ngợi sự giàu có, thịnh vượng của gia chủ.

“Tỷ khỏi bấu mì đén lủng quang Lước ngòi bặng tha vằn khửn mấu.”

(Chốn tôi không có đèn soi tỏa

Ngước nhìn như mặt trời mới mọc.) [48, tr.4] “ Cúa ví cạ kim ngần nẳng tẩư, khẩu lẩu nẳng nưa” (Của ví như vàng bạc đặt dưới, cơm rượu đặt trên) [48, tr.10]

Cấu trúc so sánh này còn được dùng để diễn tả niềm vui sướng của khách khi đến nhà, được chủ nhà tiếp đãi long trọng và được kết thông gia.

“ Duyên noọng cắp duyên pí chập căn

Ỷ như pia vui phằng nặm mấư.” (Duyên em với duyên anh gặp nhau

Ví như cá vui mừng nước mới.) [1, tr.13]

Đặc biệt câu so sánh mang đại ý lòng tôi vui như hoa mùa xuân nở:“Toọng khỏi phông như bjoóc bươn xuân”,“Bọn khỏi vui bặng bjoóc mùa xuân”,“Tọng khỏi phung bặng bjoóc mùa xuân” xuất hiện tới 22 lần.

Cấu trúc so sánh hơn, kém cũng xuất hiện trong các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn nhưng khá ít và không độc đáo. Pả mẻ, Quan làng dùng cấu trúc này ở các lời hát khuyên Cô dâu về cách ứng xử gia đình như:

“Hẩư khách pậu đâng slim khỏi nghị Bôm bàn slíp nhỉ vị bấu van.” (Mâm cỗ mười hai món không ngon

Không bằng chấm muối trắng vui vẻ.) [1, tr.28]

Hoặc diễn tả niềm vui, sự may mắn của hai gia đình khi chọn được ngày lành, tháng tốt để tổ chức hôn lễ.

“Slíp hay bấu tảy may giờ nảy”

(Mười hay không bằng một may giờ này) [1, tr.13]

Ngoài cách sử dụng các từ mang ý nghĩa so sánh, Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn còn dùng cách so sánh ngầm - ẩn dụ. Biện pháp tu từ bác học này xuất hiện khá nhiều (chủ yếu qua các biểu tượng). Ví như lời Pả mẻ khuyên Cô dâu khi đoàn nhà gái chia tay ra về:

“Giá hất pia lỉn giản lìa vằng, Giá hất bjoóc xằng phông tẻo lởi,

Giá hất mèng lỉn hội lai va.” (Đừng làm cá trôi suối, lìa sông,

Đừng làm hoa chưa nở đã rụng,

Sự thủy chung là minh chứng cho tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống vợ chồng. Lối sống trọng tình của người Tày rất đề cao đức tính thủy chung. Hay như lời Pả mẻ khuyên cô dâu về cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình nên biết nhường nhịn và tiết chế cảm xúc vì:

“Chin phuối mì cằm thung cằm tắm Phạc lườn mì piếng tắm piếng thung...”

(Ăn nói có lời cao, lời thấp

Dát nhà có tấm thấp, tấm cao...)[39, tr.27]

Nghệ thuật nhân hoá xuất hiện với tần suất khá cao, được sử dụng 27 lần trong 184 bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. Dưới con mắt của người lao động, hoa, cỏ, bướm, ong, chim muông, cá, thú... tất cả đi vào thơ ca đều được miêu tả như những con người. Chính qua những “con người” ấy, tình cảm, suy nghĩ của những “con người thực” được thể hiện rất tinh vi và khéo léo. Ví dụ để thể hiện niềm vui, sự mong đợi ngày được hội ngộ người Tày có hình ảnh:

“Pja ỷ nhằng ước mong mà hội Nộc ỷ nhằng ước dương mà tím.”

(Cá nhỏ còn ước mong đến ngộ

Chim nhỏ còn ước hướng đến tìm.)[39, tr.24]

Như vậy, thiên nhiên đi vào Thơ lẩu không vô tri, vô giác, vô tình mà là những thực thể sống động, có linh hồn và sự vận động riêng.

Thơ lẩu nặng về triết lý song không khô khan, đơn điệu mà là những lời khuyên giầu hình ảnh, đầy ẩn ý, dễ đi sâu và đọng lại trong tâm trí người nghe. Các biện pháp nghệ thuật trên cho thấy người Tày rất kín đáo, tế nhị, khiêm nhường trong ứng xử, nhất là trong việc thể hiện đời sống nội tâm của mình. Các biện pháp này đã góp phần biểu đạt tinh tế, sâu sắc thế giới nội tâm của con người.

Biện pháp điệp từ, điệp câu, điệp kết cấu được sử dụng khá nhiều và nhận thấy rõ nhất trong các bài Thơ lẩu. Có thể lí giải về hiện tượng này như sau: Thơ

lẩu đòi hỏi sự đối đáp nhanh trong một thời gian ngắn giữa những người diễn xướng, nên việc lặp đi, lặp lại các cấu trúc mở đầu “Tôi thưa đến…”(Khỏi chiềng mừa),“Thưa…”(Chiềng…), các từ giữa các bài hát sẽ giúp rút ngắn tối đa thời gian suy nghĩ, sáng tác mà lại đảm bảo ý tứ đối đáp không bị lạc đề.

Các biện pháp tu từ có khả năng thực hiện việc trao đổi thông tin ngầm và bộc lộ khéo léo mọi cung bậc tình cảm của con người một cách hữu hiệu. Vì thế các nghệ nhân dân gian rất chú trọng sử dụng các biện pháp này trong Thơ lẩu để tạo nên những bài thơ đẹp. Thơ lẩu khẳng định tư duy nghệ thuật dân gian của người Tày vừa trực quan, hồn nhiên vừa thâm trầm sâu sắc.

Tiểu kết: Thơ lẩu là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian có giá trị về

nhiều mặt. “Đó là giá trị về nội dung tư tưởng, về sử học, dân tộc học và nhất là giá trị nghệ thuật thể hiện” [8]. Các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn thực sự là những sáng tác dân gian giàu tính triết lý, tính lịch sử, tính nhân văn. Qua lời ca, văn hóa ứng xử, quan niệm đạo đức ngàn đời… của tộc người Tày được giáo dục tới bao thế hệ. Nội dung Thơ lẩu thể hiện tư tưởng tiến bộ và chất hiện thực sâu sắc. Các yếu tố nghệ thuật góp phần quan trọng tạo nên giá trị cho lời ca. Với thể thơ dân tộc truyền thống, ngôn ngữ đặc trưng giàu sức biểu cảm, thế giới hình ảnh, biểu tượng phong phú độc đáo cùng các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, kết hợp với không gian, thời gian phù hợp, các bài Thơ lẩu trở thành những áng văn chương tinh túy, kết tinh tài năng, sức sáng tạo cũng như tâm hồn, tình cảm của đồng bào. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật Thơ lẩu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những điều tâm huyết cha ông nhắn gửi.

Thơ lẩu trong dân gian chủ yếu được biết đến qua diễn xướng. Diễn xướng là điều kiện sống còn đối với loại hình dân ca đám cưới đặc sắc này. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của Thơ lẩu, song chúng tôi lại luôn ý thức rằng đối với một thể loại văn hóa – văn học dân gian, nội dung, nghệ thuật không thể tách rời khỏi diễn xướng và môi trường văn hóa. Chương 2 là tiền đề cho chúng tôi đitừ việc tiếp cận một tác phẩm văn học nói chung đến thâm nhập thực tế để tìm hiểu Thơ lẩu trong đời sống văn hóa dân gian.

CHƢƠNG 3

THƠ LẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN GIAN Ở CHỢ ĐỒN – BẮC KẠN

Thơ lẩu là hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền đặc sắc của người Tày. được diễn xướng trong đám cưới. Với giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, các bài Thơ lẩu không chỉ là cung đàn hạnh phúc, tươi vui mà còn như khúc ca muôn điệu lan tỏa vào tâm hồn con người và đọng lại ở đó những gì tinh túy nhất. Chương này, chúng tôi muốn thâm nhập thực tế, tìm hiểu, khám phá nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển lâu dài của Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, diễn xướng Thơ lẩu và nét độc đáo của hình thức diễn xướng Thơ lẩu nơi đây; những suy nghĩ, tình cảm của đồng bào về lời hát và sinh hoạt Thơ lẩu. Từ đó mạnh dạn đề xuất một số định hướng cho việc bảo lưu, phát triển hình thức văn hóa độc đáo này.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)