Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 53 - 54)

“Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định về thời gian, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó... tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [18, tr.160]. Không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu, không chỉ là không gian thực mà còn gắn với cảm thụ chủ quan của người diễn xướng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt. Trong đó, không gian sinh hoạt chiếm nhiều hơn cả. Đó là một không gian rộng, vui tươi, gắn liền với không gian tổ chức các nghi lễ đám cưới.

Không gian sinh hoạt không hiện hình cụ thể mà chỉ gợi lên qua không gian gặp mặt đầm ấm, trang trọng, hạnh phúc, trong bầu không khí sum họp của hai họ, xóm làng, bè bạn. Dấu ấn của không gian thực vào không gian sinh hoạt ở phần lời Thơ lẩu được nhận thấy rất rõ sau các mô típ mở đầu và các từ chỉ vị trí như đàng xa, trong nhà, ngoài... không gian nghệ thuật sẽ dần hiện lên trước mắt người nghe. Người nghe sẽ nhận ra được không gian đông vui ngay trong thực tại và cả trong lời ca. Ví dụ:

Khỏi chiềng mừa khách lạ đàng xa (Tôi thưa đến khách lạ đàng xa) [39, tr.15]

Hay như:

Khỏi chiềng mừa phụ mậu gia môn

Chiềng quý họ càn khôn ón ké” (Tôi thưa đến bố mẹ trong nhà

Ngoài không gian sinh hoạt, trong các bài Thơ lẩu còn có không gian thiên nhiên. Đó là những bức tranh sơn thủy hữu tình căng tràn nhựa sống trong sự tương giao, ước mơ hòa hợp.

Bưởm mèng ngưẩng tỏn bjoóc vằn xuân Pja trang thôm lai vằn cúng ngưẩng

Óc vui nặm mạch bó thâư tích...” (Bướm ong mong vui hoa ngày xuân

Cá trong ao nhiều ngày cũng mong

Ra vui nước mạch nguồn trong trẻo...)[39, tr.27]

Tuy nhiên những bức tranh này không rõ nét mà chỉ làm nền, hòa cùng đến mức khó tách biệt với không gian sinh hoạt. Vẽ bức tranh thiên nhiên, người diễn xướng không tả cảnh đơn thuần mà chủ yếu tả cảnh ngụ tình. Sự tình vui vẻ, chân thật và đáng yêu của con người lây lan sang vạn vật.

Không gian nghệ thuật trong Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự, nghi lễ. Không gian nghệ thuật góp phần tạo nên bức tranh đầy đủ về cuộc sống. Do đó chỉ cần tiếp xúc với phần ca từ, ta cũng có thể mường tượng ra một không gian đám cưới sống động, hạnh phúc, tươi vui.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 53 - 54)