Môi trường diễn xướng

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 74 - 75)

Thơ lẩu khác với các sản phẩm văn hoá khác của người Tày như: hát Then, hát Lượn… ở phạm vi môi trường diễn xướng. Nếu hát Then, hát Lượn là hình thức sinh hoạt dân gian thường thấy trong các lễ h ội, thì diễn xướng Thơ lẩu chỉ xuất hiện trong đám cưới, gắn liền với không gian, thời gian tổ chức đám cưới. Diễn xướng Thơ lẩu thường được tổ chức nhiều nhất vào mùa cưới (từ tháng mười đến tháng chạp âm lịch). Đây là thời điểm đồng bào dân tộc đã kết thúc vụ mùa, ít bận công việc nhà nông, dồi dào lương thực, vật chất, lại có nhiều thời gian nhàn rỗi. Điều quan trọng hơn, thời điểm này là tiết thu đông có lẽ thường hay đem lại những rung cảm tinh tế, ấm áp trong tâm hồn của mỗi con người, nhất là làm bừng cháy thêm niềm khát khao hạnh phúc gia đình đối với những kẻ đang yêu.

Không gian diễn xướng Thơ lẩu không trải rộng trên tất cả không gian đám cưới mà chỉ tập trung nhất trong phạm vi hai gia đình nhà đám. Các bài Thơ lẩu được diễn xướng cùng một số tục lệ, nghi lễ. Do vậy, cổng nhà, cầu thang, cửa chính, gian tiếp khách, đến trước bàn thờ... đều là “sân khấu”. Những đám cưới càng đông vui thì không gian diễn xướng càng nhộn nhịp, thu hút được nhiều người.

Thực tế, Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn đang thay đổi và dần bị lãng quên trong đời sống. Khi cuộc sống và các phong tục, tập quán của đồng bào Tày ở địa phương thay đổi thì Thơ lẩu cũng sẽ vận động biến đổi theo từ thời gian, không gian diễn xướng đến các lời ca, điệu hát.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)