Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 43 - 45)

Xa xưa, người Tày đã thực hiện chế độ một vợ, một chồng. Chỉ những cặp vợ chồng không có con, hoặc không có con trai nối dõi, những người làm quan có chức quyền, lại giàu có mới lấy thêm các vợ lẽ. Nhiều gia đình neo người không đủ sức lao động, hoặc hám tài, hám sắc, ham danh vị thường cưỡng ép việc hôn nhân của con cái. Các đôi vợ chồng lấy nhau tuy ít vì tình yêu, nhưng vẫn cư xử theo đúng phận sự, trách nhiệm. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, sinh đẻ

theo kế hoạch thì việc cưới xin không còn phụ thuộc quá nhiều vào quyết định của cha mẹ như trước nữa. Trai gái tự tìm hiểu nhau đến lúc chín muồi thì sẽ thưa chuyện với hai bên gia đình. Việc kết hôn hoàn toàn trên cơ sở tình yêu đôi lứa tự nguyện. Tình yêu là cầu nối tới hôn nhân và hạnh phúc.

Trong đám cưới của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, Thơ lẩu còn thay cho những lời răn dạy đôi trẻ ít kinh nghiệm về cách ứng xử trong cuộc sống vợ chồng. Đã là vợ chồng thì phải hoà thuận, thương yêu nhau. Trước khi chia tay, Pả mẻ hát rất nhiều bài hát căn dặn cô dâu phải chú ý tới cách ứng xử với chồng để sao cho “gương vỡ lại lành”.

“Lọ lăng tình pỏ, mẻ chay lườn Lăng phiến khỏe bại cằm tăn dốc...

Hậy pỏ đá nhịn phây thắc ỷ Giả vờ lầu cảng ón hết đây...” (Huống chồng, vợ trong nhà lâu ngày

Sao tránh khỏi những lời sai trái… Ngộ chồng mắng nhịn đi đôi chút

Giả vờ mình bẽn lẽn làm lành…) [39, tr.28]

Những bài hát còn căn dặn hai vợ chồng phải sống thuỷ chung, tâm đầu ý hợp trong lao động, sản xuất để xây dựng kinh tế gia đình:

“ Vun khẩu cằm thủy chung hâng vằn Chin dú bố hẩư cằm họ cạ.” (Vun đắp chữ thuỷ chung lâu ngày Ăn ở đừng có lời họ nói…) [39, tr.29]

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình có ấm êm, thuận hoà thì xã hội mới phát triển bền vững. Các bài Thơ lẩu không chỉ nhằm mục đích khuyên bảo đôi vợ chồng trẻ trong ngày cưới, mà còn hát để khuyên những người có mặt, ai đã có gia đình thì hãy chăm lo cho hạnh phúc, ai chưa có gia đình thì cùng lắng nghe như một bài bài học, một lời khuyên bổ ích cho cuộc sống sau này.

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 43 - 45)