Diễn biến lễ đón dâu, đưa dâu

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 26 - 128)

Đám cưới của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn gồm rất nhiều nghi lễ. Các nghi lễ chủ yếu là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ cưới được chú trọng hơn cả, vì các nghi lễ khác cuối cùng cũng hướng tới nghi lễ này. Qua lễ cưới cô dâu, chú rể được ra mắt đầy đủ họ hàng, bạn bè, hàng xóm hai bên gia đình, và chính thức là vợ chồng. Lễ đón dâu, đưa dâu thu hút được sự chú ý của nhiều người trong lễ cưới nhất.

Trước khi lên đường đón dâu, chú rể phải làm lễ bái tổ tại nhà. Đồ sính lễ được giao cho một hoặc hai người gánh. Đến giờ đã định, đoàn đón dâu do một ông Quan làng dẫn đầu gọi là Quan làng chính. Ngoài ra, còn có một Quan làng phụ, chú rể (khươi), phù rể (khươi xẻp), hai Bà đón (gia lặp) và người gánh đồ sính lễ. Số người trong đoàn đón dâu phải theo quy tắc “đi lẻ về chẵn”. Đoàn đưa dâu từ nhà gái sang nhà trai do một bà Pả mẻ đứng đầu. Đoàn đưa dâu gồm: một Pả mẻ già (pả mẻ ké), một Pả mẻ trẻ (pả mẻ ón), cô dâu (lùa), phù dâu (lùa xẻp). Trong lễ đón, đưa dâu, Quan làng và Pả mẻ đều thưa gửi bằng lời ca, tiếng hát thay cho đối thoại thông thường. Trong đó, vai trò của Quan làng là quan trọng hơn cả, bởi Quan làng phải hát nhiều, hát để tháo gỡ những thử thách mà nhà gái đưa ra. Nếu không hát đối đáp lại được, Quan làng sẽ bị phạt uống rượu.

Căn cứ vào yêu cầu của nhà gái có thể chia lễ đón dâu, đưa dâu làm hai giai đoạn: giai đoạn thử thách và giai đoạn đón dâu. Tương ứng với các giai đoạn là các bài Thơ lẩu: Hát để vượt qua thử thách và hát để đón dâu.

* Giai đoạn thử thách

Giai đoạn thử thách được tính từ khi họ nhà trai đến ngõ, cổng nhà gái, gặp chướng ngại vật đầu tiên nhà gái đem ra cản. Thử thách ở đây được hiểu là phải ứng xử bằng thơ - văn hoá chứ không có nghĩa là khó khăn, mang tính bắt buộc. Các bài ca hay chính là nghi lễ trong giai đoạn

này có thể sắp theo trình tự:

- Những bài ca chăng dây đón đường.

Ngay khi trông thấy đoàn đón dâu từ xa, nhà gái sẽ cử các cô gái trẻ bạn của cô dâu hoặc một đám trẻ con (khoảng 7 - 10 người) đứng ở đầu ngõ căng dây chặn lối dẫn vào nhà. Khi gặp đoàn nhà trai, thay cho việc hỏi han xã giao, họ sẽ hát một bài chào, hỏi rất lịch sự.

“Pây chợ lụ pây phương?

Lụ cần pây liểu mường mà quá?” (Hành hương hay buôn bán qua đây?

Mới tạt qua việc hay, việc tốt?...) [48, tr.1]

Trước những câu hát như vậy, Quan làng phải nhanh trí hát đối lại một bài xưng tên tuổi, nhẹ nhàng nhắc chuyện hai nhà đã hẹn ước tới ngày cưới hôm nay và xin phép cất dây chăng cho nhà trai vào.

- Những bài ca lên cầu thang.

Đó là những bài mời – chối lấy rượu rửa chân. Khi đoàn nhà trai sắp bước lên cầu thang, nhà gái đưa rượu ra mời khách rửa chân vì nghĩ khách lạ là những người cao quý. Hơn hết gia chủ cũng muốn thử thách xem khách sẽ ứng xử ra sao.

“…Pi quá vạ hạn quả Pi nẩy vạ hạn héo... Tỷ khỏi lẹo nặm dùng thật sự

Nhờ mì tối chẻn lẩu dùng thay Mởi khách dào kha mừ củng đẩy...”

(... Năm ngoái trời hạn quá Năm nay trời hạn khô… Chỗ tôi hết nước dùng thật sự Nhờ có đôi chén rượu dùng thay

Mời khách rửa chân tay cũng được...)[39, tr.10]

Rượu là thức uống cao lương dùng trong các dịp quan trọng, các buổi tiệc vui, tụ tập sinh hoạt của người Tày. Có được rượu phải đổi bằng mồ hôi, bằng sức lao động, nay nhà trai đồng ý lấy nó rửa chân thì thật không biết ý. Quan làng nếu hát từ chối được, nhà gái sẽ đánh giá rất cao.

“Lẹo nặm khỏi âu nhù mà xúc Lẩu là cúa bách thức cần chin Mà thẻ nặm làng tin lừ đẩy...” (Hết nước ta lấy rơm chùi vậy Rượu là đồ bách thức người ăn

Rượu thay nước rửa chân sao được...) [39, tr.10]

- Những bài ca giữ cửa.

Để tăng thêm tính thử thách nhà gái sẽ đem chổi đặt ngược, treo đèn thắp, treo con mèo bị nhốt trong lồng, đặt thớt, đặt đó, đặt dao... chắn trước cửa. Quan làng muốn chủ nhà cất đi phải hát, xin cất từng thứ một. Trong đám cưới của người Tày ở Chợ Đồn – Bắc Kạn những bài Thơ lẩu thường được diễn xướng trong gian đoạn này đó là xin cất đó, cất đèn chắn cửa nhà.

“Khỏi chiềng mừa các á Lương Nga Dày cần pây hảng pia hảng nạc...

Củ tin khỏi mà thâng lườn tản

(Xin thưa với các nàng Lương Nga Đó dùng để đơm cá, rái cá...

Chúng tôi xin đem cất đó

Cho đoàn được vào trong... )[39,tr.10]

Hay

“ Tởi hâư tạo pền đén thẻ dầu? Tởi hâư tạo pền dầu chút đèn? Bọn khỏi xo sham ngay thật thá...

Bấu mì cần củ pây hẩư khoái.” (Đời nào tạo được đèn thế dầu? Đời nào tạo được dầu thắp đèn? Chúng tôi xin hỏi ngay thật thà...

Không thì người cất ngay giúp hộ.) [39, tr.10]

- Những bài ca trải chiếu.

Sau bao thử thách, cuối cùng đoàn nhà trai cũng vào được trong nhà, nhưng oái oăm thay nhà gái lại không trải chiếu mời ngồi, khi trải lại trải ngược chiếu hoặc gấp chiếu xếp vào nhau. Khách không được tự tiện ngồi ngay mà phải hát để xin được chủ nhà trải chiếu cho ngay ngắn.

“Cần hâư hăn pjoói phục pjoói ngai Bọn khỏi bẩu giám tài lồng nẳng...

Vàn noọng slao pjoóc tẻo hẩu đây Bọn khỏi khách tàng quây xo nẳng.” (Người nào thấy trải chiếu lộn ngược

Chúng tôi không dám xuống ngồi... Mời em gái trải lại cho ngay

Chúng tôi khách đường xa xin toạ.) [1, tr.35]

Sau khi vượt qua thử thách, họ hàng nhà trai được vào tới gian chính của ngôi nhà (chỗ tiếp khách), các thủ tục tiếp theo để đón được dâu về không mang tính thử thách nữa mà mang tính giao tiếp. Các bài ca hay nghi lễ trong giai đoạn này phần đa được diễn ra theo thứ tự:

- Những bài ca mời chào.

Đó là các bài hát chủ nhà mời khách ngồi, mời uống nước, mời dùng thuốc, mời ăn trầu như:

“Lườn khỏi xằng cao chương pền nẳng... Nhẹ lăng mì giường tắm, giường thung...

Bấu diền cỏi thong thả chùa căn Nẳng lồng đuổi gia tung họ khỏi.” (Nhà tôi chưa cao, chưa đáng toạ... Lẽ ra có giường thấp, giường cao... Không chê hãy thong thả rủ nhau Ngồi xuống với gia trung họ mạc.) [1, tr.38]

Trước tấm chân tình, khiêm tốn của nhà chủ, đoàn khách vui mừng đón nhận và thường khen ngời chủ nhà hết lời.

- Những bài ca hỏi - thưa danh tính, sự việc.

Khi đã yên vị, chủ - khách mới hỏi rõ danh tính của nhau.

“Đẩy chập căn pây hẩư mà ngộ... Mà việc lăng lẻ páo hẩư ngay...

Thôi thôi cần cỏi lẩn oóc mà Hẩư họ hàng tung gia khỏi chắc.”

(Được gặp nhau đi đâu đến ngộ... Về việc gì thì báo cho ngay Thôi thôi người hãy kể thật lòng

Khách đáp và thưa lí do đến gặp mặt ngày hôm nay. - Những bài ca trình tổ.

Quan làng hát xin được thắp đèn, thắp hương, trình báo với tổ tiên, mời hai họ ra ngồi cùng chứng kiến, xin cho chú rể được thắp hương trước bàn thờ tổ tiên bên nhà gái.

“Lườn cần hỡi slẳm slựa chút hương. Chỏi lủng khóp tứ phương gia đáng

Lục khươi tẻ chiềng táng tổ tông Vằn lẩu châm lục chinh định các.” ( Nhà người hãy chuẩn bị thắp hương.

Thắp đèn lên sáng toả cả nhà Con rể sẽ kính tổ, kính tông

Ngày rượu hồng con cái kết hôn.) [1, tr.38]

- Những bài ca mời cơm.

Để đám cưới thêm thân tình, đầm ấm, Pả mẻ và Quan làng hát mời mọi người cùng tham dự bữa cơm chia vui, chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

“Củ pác xo sham quá tản cần Đẩy kin lụ xằng cà noọng Xa tắc téng tẻ tọn khửn thâng”.

(Cất lời xin hỏi qua đại biểu Được ăn chưa hãy bảo em

Tìm, xếp mâm bưng lên ngay.) [39, tr.38]

- Những bài ca bái tổ.

Sau khi đã cơm no rượu say, Quan làng hát những bài xin bái tổ, nộp lễ sinh thành, bái họ hàng để chuẩn bị đưa cô dâu về bên nhà trai làm lễ.

“Lại thâng giờ ngoạt tiên thiên đức, Giờ đây khỏi tải khươi kính tổ. Nhất kính mừa khửn chỏ khửn chông

Nhì kính mừa thâng Đẳm táng Tham kính khửn thản tềng hua Giờ đây khỏi hẩư khươi kính tổ.”

(Đã đến giờ ngoạt tiên thiên đức, Giờ tôn nghiêm đại lễ. Thứ nhất xin kính thưa thủy tổ

Thứ nhì kính thưa bậc Tổ tiên Thứ ba kính thưa tiên hiền gia chủ Giờ đây tôi dẫn rể ra kính tổ.) [39, tr.51]

- Những bài ca đón dâu.

Đó là những bài hát xin dâu, đón dâu, tặng và nhận tặng phẩm, hát chúc mừng. Trong những bài ca đón dâu, ngoài phần diễn xướng của Quan làng, Pả mẻ, Phường họ bạn có thể sẽ tham gia diễn xướng khi trao tặng tặng phẩm hoặc hát chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể.

“ Nói, nói củng nhận âu giá chổi Của lẻ nọi – tình mì lai. Củ pác khỏi xo nai Pả mẻ Cỏi oóc mà nhận lệ khẩu mừa...”

(Ít, ít cũng nhận lấy đừng chối Của thì ít – tình thì nhiều. Mở miệng tôi xin mời Pả mẻ Hãy ra để nhận lễ đi vào.) [39, tr.58]

Đến khi gần chia tay đoàn đón dâu ở nhà gái hoặc đoàn đưa dâu ở nhà trai những lời hát Thơ lẩu sẽ trầm xuống, mang nội dung tạm biệt lưu luyến. Quan làng, Pả mẻ hát răn dạy, nhắn nhủ cô dâu, chú rể về đạo làm con, cách ứng xử trong mọi mối quan hệ.

“Thôi đoạn khỏi so pây... Khỏi so thắng mọi cần huôn hỉ Cùng pỉ noọng puổn tỉ mọi cần Núc ních tẻo tốc lả vằn đăm, Tẻo bấu lập mừa thâng tung thoá.”

(Thôi đoàn xin ra về... Người đi đây, đi đó Cũng lại về quê hương Dùng dằng lại tối đêm,

Lại không kịp tới nhà....) [48, tr.60]

Theo ông Hà Sĩ Ngự - Quan làng ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thì các bước trong lễ đón dâu, đưa dâu là như trên, tuy nhiên có sự khác biệt trong mỗi đám cưới tuỳ thuộc vào yêu cầu, thử thách của hai họ. Do đó, các bài hát cũng thay đổi theo. Theo điều tra của chúng tôi, các bước trong đám cưới ở các xã khác thuộc huyện Chợ Đồn cũng đều có thứ tự như vậy. Để tiện theo dõi diễn biến lễ đón dâu, đưa dâu, cũng như quá trình diễn xướng Thơ lẩu, luận văn đã phân chia các bài Thơ lẩu theo trình tự trên. Cách chia này chỉ mang tính tương đối.

1.3. Mối quan hệ giữa Thơ lẩu với các tục lệ, tín ngƣỡng dân gian trong đám cƣới

Thơ lẩu là một nghi thức trong đám cưới của đồng bào Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn. Trong quá trình diễn xướng, Thơ lẩu có mối quan hệ tác động qua lại với các tục lệ, tín ngưỡng dân gian khác tạo thành một khối thống nhất,

không thể tách rời. Một số tục lệ, tín ngưỡng dân gian chỉ được biết đến qua diễn xướng Thơ lẩu. Nhờ có các tục lệ, tín ngưỡng này mà Thơ lẩu mới phản ánh đầy đủ mọi mặt của cuộc sống xã hội và trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Tày.

1.3.1. Thơ lẩu với tục chọn ngày, giờ cưới

Ngày, giờ được chọn để tổ chức lễ cưới phải là ngày, giờ đẹp. Người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn cho rằng đám cưới được tổ chức vào ngày đẹp, giờ đẹp mới bảo đảm được hạnh phúc trăm năm của đôi vợ chồng. Do vậy, trước khi tổ chức đám cưới hai gia đình thường nhờ thầy bói hoặc những người biết xem ngày, xem giờ xem cho cẩn thận, kĩ càng.

Ngày, giờ cưới đẹp theo quan niệm của người Tày phải là ngày, giờ hợp với việc cưới xin, hội họp họ hàng. Đó là ngày, giờ Phúc sinh, Hoàng đạo, Thiên thai. Vào những ngày, giờ này kẻ đi ngược có ngựa, kẻ đi xuôi có thuyền, hoẵng trên đồi không kêu, hổ rừng sâu không gào... Ngược lại, tức là trời đất không thuận lòng người, báo điềm gở cho biết trước. Khi đã xem định cẩn thận thì hai bên gia đình cứ đến ngày, giờ ấy mà tiến hành đám cưới. Việc tiến hành phải đảm bảo đúng, không sai chệch giờ giấc. Nhiều khi vì không chọn được ngày, giờ đẹp mà đám cưới bị trì hoãn lại một thời gian khá dài. Việc chọn ngày, chọn giờ cưới của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn còn mang tính mê tín, nhưng do đã trở thành tục lệ trong đời sống văn hoá tâm linh của đồng bào nên khó có thể thay đổi được.

1.3.2. Thơ lẩu với tục chăng dây

Tục chăng dây (còn gọi là tục căng dây) là tục lệ đã có từ lâu đời trong văn hoá truyền thống dân tộc Tày và một số dân tộc khác. Ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, tục chăng dây chỉ có trong đám cưới và được thực hiện như một nghi lễ đón đường. Muốn những sợi dây được cất đi, chỉ có

cách là Quan làng phải hát một, hai bài xin cất dây chăng. Có khi đoàn chăng dây còn cố tình kéo dài thời gian mà không chịu rút dây. Quan làng phải bỏ tiền ra mừng, khéo xin đoàn chăng dây giúp đỡ.

Ở một số xã thuộc huyện Pác Nặm, Bắc Kạn tục chăng dây diễn ra cầu kì hơn. Khi đoàn nhà trai đến đầu làng nhà gái sẽ gặp một tốp trẻ em (6 - 10 tuổi) chăng dây hoa hoặc sợi dây mỏng, bằng vải màu hồng chặn đường. Trưởng đoàn đón dâu không phải hát, nhưng nhẹ nhàng tung khoảng chục đồng tiền kim loại (mỗi đồng có mệnh giá khoảng 2.000 – 5.000 đồng) hoặc bánh kẹo vào chỗ chăng dây. Lũ trẻ thấy vậy sẽ tranh nhau và làm đứt dây chăng. Đến cách nhà gái vài chục mét, lại có một tốp người, trong đó có hai thanh nữ đại diện căng một mảnh vải màu hồng, tượng trưng cho dây chăng cản đường. Đoàn đón dâu phải dừng lại, Quan làng mới hát xin gỡ dây cho đoàn qua.

Tục chăng dây là một nghi lễ, là cái cớ để hỏi danh tính trước khi cho khách vào nhà. Đồng thời, những sợi dây được chăng ra tượng trưng cho dây tơ hồng quấn quýt, nối kết tình duyên của đôi trẻ. Sợi dây có màu hồng, đỏ là màu của hạnh phúc đắm say. Tục chăng dây đã hàm ý như một lời chúc phúc cho tình yêu của hai vợ chồng trẻ.

1.3.3. Thơ lẩu với tục dâng tấm vải ướt khô

Thành ngữ Tày có câu “Nắc bẳng phia, na bẳng đán”, ý nói công ơn của cha mẹ nặng và dày như núi đá. Con cái trong gia đình phải ghi nhớ công lao ấy và thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn cha mẹ bằng những hành động cụ thể. Có dịp thuận tiện người ta nghĩ ngay đến sự đền đáp công ơn cha mẹ. Tục dâng tấm vải ướt khô trong ngày cưới của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn ra đời dựa trên cơ sở ấy.

Tục dâng tấm vải ướt khô (sằm khấu) được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới. Nghi lễ này chỉ được thực hiện ở nhà cô dâu, nhà chú rể không tổ chức nghi lễ này. Nghi lễ thể hiện hành động trả ơn

của người con rể đối với người mẹ hoặc người đã trực tiếp nuôi dưỡng cô dâu từ lúc lọt lòng cho tới lúc lớn khôn. Tấm vải ướt khô là tấm vải mang tính biểu tượng, có khổ rộng hai gang, dài khoảng 4m. Trước đây, tấm vải được nhuộm màu hồng khoảng một phần ba đến một nửa. Phía vải màu hồng tượng trưng cho vải ướt. Phía màu trắng tượng trưng cho vải khô. Ngày nay, tấm vải được dâng chỉ có một màu đen. Nếu người được kết hôn là em trong gia đình mà anh, chị chưa kết hôn thì tấm vải mới có màu hồng hoặc đỏ. Trước bàn thờ gia tiên, người mẹ vô cùng xúc động khi nhận từ con rể tấm vải này. Khi đó, Quan làng sẽ hát bài hát tạ

Một phần của tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, Bắc Kạn (Trang 26 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)