ngày càng được chú trọng trong pháp luật hiện đại.
1.1.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ phong kiến phong kiến
Pháp luật dưới các triều đại phong kiến Việt Nam điển hình là Bộ Quốc triều hình luật ban hành dưới triều Lê niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và Bộ Hoàng việt luật lệ ban hành dưới triều Nguyễn (1812), có rất ít quy định về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, cụ thể là về chia tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản của vợ chồng, theo các quy định của Bộ Quốc triều hình luật
(Bộ luật Hồng đức) chỉ có điền thổ mà không nói đến các động sản khác. Về
chia tài sản chung, theo Điều 375 Bộ luật Hồng đức, trường hợp vợ chồng
không có con thì khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, điền thổ của vợ chồng sẽ được chia như sau:
Với điền thổ có được do bố mẹ dành cho: Điền thổ được chia làm hai
phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên vợ/chồng (bố mẹ hoặc người thừa tự) để lo việc tế lễ, một phần giành cho chồng/vợ để phụng dưỡng một đời (không có quyền sở hữu). Khi người chồng/vợ chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên vợ/chồng. Nếu người vợ đi lấy chồng khác thì
phần tài sản được chia phải trả lại cho gia đình bên chồng. Tuy nhiên, nếu người chồng đi lấy vợ khác thì vẫn tiếp tục có quyền đối với tài sản được chia.
Với điền thổ do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: Điền thổ
được chia làm hai phần bằng nhau, một phần giành cho chồng/vợ còn sống làm của riêng, một phần giành cho vợ/chồng để chia ra như sau: 1/3 giành cho nhà vợ/chồng để lo việc tế lễ, 2/3 giành cho chồng/vợ còn sống để phụng dưỡng một đời (không được làm của riêng, khi chết giao trả lại cho gia đình bên chồng/vợ). Nếu người vợ đi lấy chồng khác, 2/3 số tài sản được chia từ số tài sản của chồng phải được trả lại cho gia đình bên chồng. Nếu chồng đi lấy vợ khác, 2/3 số tài sản được chia từ số tài sản của vợ vẫn được tiếp tục sử dụng. Trái với trường hợp vợ, chồng chết trước được pháp luật quy định khá cụ thể như trên, thì khi vợ chồng ly hôn, vấn đề phân chia con cái, tài sản sau ly hôn không được quy định trong Bộ luật. Lý giải cho việc này,bỏ ngỏ quy định về chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn theo Vũ Văn Mẫu thì,"giá thú được coi như một chế định có tính cách cao đẹp và trang nghiêm, nhằm mục đích thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường, chứ không phải vì tiền tài điền sản. Vì
vậy, khi ly hôn, nhà làm luật cũng không đề cập đến vấn đề này" [24, tr. 103].
Bộ Hoàng việt luật lệ (Bộ luật Gia Long): “Do lệ thuộc và sao chép
Luật Đại Thanh nên Bộ luật Gia Long đã hoàn toàn thủ những chế định tương đối tiến bộ đã được ghi nhận trong Bộ luật Hồng Đức như chế định pháp luật
về thừa kế, chế định bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng” [44, tr. 48]. Theo
các quy định của Bộ luật Gia Long, người vợ được coi là vô năng lực, hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng và gia đình chồng. Do đó, Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ, việc chia tài sản khi vợ hoặc chồng chết và khi ly hôn. Tóm lại, "vấn đề tài sản giữa vợ và chồng hầu như không được
Luật Gia Long đề cập tới" [29, tr. 85].