Quy định văn bản thỏa thuận chia tài sản chung phải công chứng hoặc được Tòa án công nhận

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 106 - 108)

chứng hoặc được Tòa án công nhận

Đây không phải là quy định hạn chế quyền chia tài sản chung của vợ chồng mà là quy định nhằm kiểm soát hiệu quả thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích không chỉ của vợ, chồng mà còn cả của những người liên quan. Thông thường, người tiến hành các giao dịch tài sản với vợ chồng có thể "ước lượng" được những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng thông qua những căn cứ xác định tài sản chung quy định tại Điều 27 và các quy định liên quan của Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng nếu vợ chồng đã chia tài sản chung thì rất khó xác định vì sau khi chia hầu hết các căn cứ xác định tài sản chung đã bị đảo lộn. Đặc biệt nếu vợ chồng lại "lặng lẽ" thỏa thuận chia tài sản chung mà không có bất cứ cơ chế kiểm soát nào đối với sự biến động về mặt sở hữu khối tài sản đó thì rất có thể quyền lợi của người thứ ba sẽ bị ảnh hưởng, vì khi có tranh chấp thì cơ sở để xác định tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng lại hoàn toàn phụ thuộc vào lời khai và bằng chứng chia tài sản mà vợ chồng đưa ra. Bởi vậy, pháp luật cần có quy định để kiểm soát một cách hiệu quả thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, bảo vệ lợi ích của người thứ ba.

Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo thêm quy định của Cộng hòa Pháp. BLDS Pháp quy định việc tách riêng tài sản giữa vợ và chồng phải được thực hiện bằng bản án của Tòa án "mọi trường hợp tự tách riêng tài sản đều

vô hiệu" [27, Điều 1443]. Ngoài ra, BLDS này còn quy định rõ trách nhiệm

công bố bản án tách riêng tài sản theo quy định tương ứng của pháp luật có liên quan như Bộ luật tố tụng dân sự, pháp luật về thương mại, đồng thời ghi chú bên lề giấy đăng ký kết hôn và bản chính của khế ước hôn nhân (Điều 1445BLDS Pháp). Trong điều kiện nước ta, giải pháp công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bên cạnh quyết định công nhận của Tòa án có thể là giải pháp hợp lý nhằm giảm bớt "gánh nặng" cho Tòa án. Đồng thời, do thói quen của người Việt Nam, khi tiến hành giao dịch hoặc thực hiện các thủ tục liên quan đến vợ chồng thường không yêu cầu vợ chồng phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn (trừ một số thủ tục hành chính liên quan

đến nhân thân của vợ chồng) nên giải pháp ghi chú bên lề giấy đăng ký kết hôn việc vợ chồng đã chia tài sản chung sẽ không phát huy hiệu quả. Vì vậy, Nhà làm luật cần quy định trách nhiệm thông báo của vợ, chồng đối với người xác lập giao dịch với mình về việc vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Khi có tranh chấp phát sinh, văn bản lưu giữ lại các cơ quan công chứng hoặc Tòa án sẽ là bằng chứng chính xác về việc tồn tại một thỏa thuận cũng như các điều khoản trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3.1.1.6. Bổ sung thêm quy định về hậu quả pháp lý của chế định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Với những quy định về hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, cùng với việc "bỏ ngỏ" trách nhiệm của vợ chồng đối với việc duy trì đời sống gia đình sau khi chia tài sản chung như đã phân tích tại mục 2.3 chương 2 luận văn, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu phải sửa đổi pháp luật để có một quy định chặt chẽ và hợp lý hơn nhằm bảo vệ lợi ích chung của gia đình, trong đó quan trọng nhất là lợi ích của các con. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực Luật HN&GĐ thì pháp luật nên quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo hướng:

Tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do được thừa kế chung, tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp người để lại tài sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã có sự phân định rõ quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có

thỏa thuận khác [21].

Chúng tôi nhất trí với hướng đề xuất trên bởi nó phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn, khắc phục được những bất cập hiện nay của pháp luật.

Về trách nhiệm của vợ chồng trong việc nuôi dạy con cái cũng như duy trì cuộc sống gia đình, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Pháp. BLDS Pháp quy định: "vợ hoặc chồng đã được tách riêng tài sản có trách nhiệm đóng góp các chi phí cho gia đình và cho việc nuôi dạy con theo khả năng

của mình và của người kia " [27, Điều 1448]. Luật Việt Nam có thể quy định

điều khoản trách nhiệm đóng góp các khoản chi tiêu cho gia đình của vợ chồng sau khi chia tài sản chung là một trong những điều khoản bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung. Nếu việc chia tài sản chung được giải quyết tại Tòa án thì trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của mỗi bên Tòa án sẽ quyết định mức đóng góp chi tiêu cho gia đình cho phù hợp.

Bên cạnh đó, vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung cần được luật hóa để đảm bảo tính thống nhất và nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trên cơ sở quy định mang tính nguyên tắc chung về khôi phục chế độ tài sản chung được luật quy định, nghị định hoặc văn bản dưới luật khác mới quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, bổ sung quy định về khôi phục chế độ tài sản chung trong trường hợp vợ chồng chia tài sản chung theo quyết định của Tòa án để tạo cơ sở pháp lý cho việc tuân thủ và áp dụng pháp luật của vợ chồng, Tòa án. Trong trường hợp này, theo chúng tôi, pháp luật nên quy định bổ sung Khoản 4 vào Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP với nội dung như sau: Trong trường hợp Tòa án cho chia tài sản chung theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này, thì văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được Tòa án công nhận và có hiệu lực kể từ ngày quyết định của Tòa án công nhận thỏa thuận

khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)