Thực tiễn áp dụng các quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 95 - 99)

chia tài sản chung vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Trong quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết trước đáng lưu ý là quy định về việc khôi phục quan hệ hôn nhân của người được Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết trước đó:

Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn

(Điều 93 của BLDS năm 1995 tương đương Điều 83 BLDS năm 2005). Quy định tưởng như đơn giản và hợp lý này lại có thể gây ra rất nhiều những tình huống khó "xử" trong thực tế.

Ví dụ, anh A và chị B là hai vợ chồng. Anh A biệt tích từ tháng 8/1999 sau một trận lũ. Tháng 12/2000 bố mẹ anh đã yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố anh đã chết, đồng thời yêu cầu chia di sản thừa kế của anh theo quy định pháp luật. Các tài sản chung của vợ chồng anh chị được chia để xác định di sản thừa kế. Vì anh chị không có con chung nên bố mẹ anh cũng coi như không còn con dâu, ngôi nhà vợ chồng anh ở trước đây do bố mẹ anh cho anh chị ở nhờ, nay cũng đã bị đòi lại. Chị B phải ở nhờ nhà người quen, rồi lo làm ăn kiếm sống. Nhờ tần tảo làm ăn, chị dành dụm được tiền mua nhà, xe máy và nhiều đồ đạc có giá trị khác nhưng vì bị ám ảnh tâm lý nên chị không kết hôn với người khác. Tháng 10/2010 anh A trở về. Theo đúng quy định pháp luật, quan hệ hôn nhân của anh chị được khôi phục dù chị muốn hay không. Và như vậy, phải chăng các tài sản do một mình chị làm ra trong thời gian anh A bị tuyên bố là đã chết cũng là tài sản chung? Nếu chị B hoặc anh A không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa, anh, chị phải làm đơn xin ly hôn và chị B sẽ phải chia tài sản cho anh A?

Với các quy định pháp luật hiện hành (Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000) quan hệ hôn nhân của anh A và chị B được đương nhiên khôi phục, trong đó có quan hệ tài sản. Tuy nhiên, cần hiểu việc

khôi phục quan hệ tài sản trong trường hợp này như thế nào ? Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này như sau:

Quan điểm thứ nhất: Khôi phục quan hệ tài sản khi người vợ hoặc

chồng bị tuyên bố là đã chế trở về là việc nối tiếp quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố anh A đã chết có hiệu lực và các quy định về tài sản chung của vợ chồng sẽ bắt đầu áp dụng từ thời điểm đó.

Quan điểm thứ hai: Khôi phục quan hệ tài sản khi người vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết trở về là việc làm cho quan hệ hôn nhân của anh A và chị B được liên tục kể cả trong thời gian anh A bị tuyên bố là đã chết và như vậy, đương nhiên các tài sản mà chị B làm ra trong thời gian anh A được coi là đã chết là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000.

Việc hiểu cụm từ "quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục" theo nghĩa nào sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hai vợ chồng nếu họ cùng thương yêu và muốn tiếp tục quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, nếu một trong hai người hoặc cả hai vợ chồng đều không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân thì hệ quả về tài sản do việc khôi phục quan hệ hôn nhân theo nghĩa thứ hai phải chăng là điều chưa hợp lý và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vợ, chồng của người được coi là đã chết - trong tình huống trên là chị B.

Mặc dù BLDS năm 2005 có quy định về quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết trong đó có quy định cụ thể về quan hệ nhân thân của vợ

chồng. Tuy nhiên, quy định về hệ quả pháp lý về mặt tài sản theo đó "Người

bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài

sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn" (Khoản 3 Điều 83 BLDS

năm 2005) là quy định áp dụng chung, những đặc thù riêng trong việc khôi phục quan hệ tài sản của vợ chồng không được nhắc tới. Trong khi đó, ngoài quy định tại Điều 26 được trích dẫn trên, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định gì thêm về vấn đề này khiến cho việc hiểu và áp dụng không thống nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chế định tài sản của vợ chồng nói chung và chia tài sản chung của vợ chồng nói riêng theo quy định pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn so với các quy định trước đó. Việc áp dụng pháp luật vì thế cũng được đảm bảo tốt hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của

nền kinh tế, các quan hệ tài sản của vợ chồng diễn ra nhanh chóng và thường xuyên biến đổi đã và đang làm phát sinh những vấn đề mới mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc chưa bao quát hết như vấn đề quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nguyên tắc chia tại tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc chia tài sản chung khi vợ hoặc chồng chết trước tại Tòa án v.v... Bên cạnh đó, một số quy định tuy đã được dự liệu trong pháp luật nhưng còn chung chung, chưa đủ cụ thể hoặc không phù hợp với thực tiễn khiến việc áp dụng pháp luật gặp rất nhiều trở ngại, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng và các bên liên quan, như quy định về hệ quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quy định về thỏa thuận tài sản chung v.v… Những vấn đề trên đã khiến cho việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình áp dụng pháp luật và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này cũng như tìm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 95 - 99)