Giới hạn quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 99)

để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng

Như mục 2.1.1 chương 2 đã phân tích, quy định "khi hôn nhân còn tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng….thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung" là quy định quá chung chung. Quy định trên đã "mở cánh cửa quá rộng" cho vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng vợ chồng chia tài sản chung khi có lý do nhưng lại là

không cần thiết. Theo chúng tôi, pháp luật nên giới hạn những nghĩa vụ dân sự riêng mà vì nghĩa vụ đó vợ chồng được quyền thỏa thuận chia tài sản chung.

Về vấn đề này chúng ta có thể tham khảo giải pháp được quy định trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan như sau "một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhưng không có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần tài sản của mình trong khối tài sản

chung" [1, Điều 1488] là một trong những lý do được chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân. Như vậy, không phải bất kỳ khi nào phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng vợ chồng cũng có quyền chia tài sản chung mà chỉ trong trường hợp người có nghĩa vụ không có khả năng chi trả bằng tài sản riêng của mình thì mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung để lấy tài sản thực hiện nghĩa vụ. Vận dụng vào Việt Nam, theo chúng tôi, nghĩa vụ mà vợ, chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải là những nghĩa vụ tài sản riêng đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

Thứ nhất: Nghĩa vụ tài sản riêng mà vợ, chồng có nghĩa vụ không có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện;

Thứ hai: Nghĩa vụ tài sản riêng mà tài sản riêng của người có nghĩa vụ đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ nhưng do những tài sản đó đang được sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức của nó đang là nguồn sống duy nhất của gia đình nên phải thực hiện nghĩa vụ bằng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung.

Áp dụng phương án trên, một mặt, tránh sự lạm dụng của vợ chồng, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng không đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết phải chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Bằng những quy định cụ thể về điều kiện để một nghĩa vụ tài sản riêng có thể được sử dụng làm lý do yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Tòa án sẽ có căn cứ để giải quyết yêu cầu của vợ chồng trong thực tiễn. Đồng thời, căn cứ vào những quy định này, vợ chồng có thể soi chiếu để xác định trường hợp của mình có được yêu cầu chia tài sản chung hay không, hạn chế những

trường hợp phải yêu cầu Tòa án giải quyết vì không thống nhất được sự cần thiết phải chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ tài sản riêng.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 99)