Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 25 - 28)

sản chung không chỉ là vấn đề riêng của vợ chồng mà còn là mối quan tâm của các thành viên còn lại trong gia đình (nếu có) và bên thứ ba có liên quan. Trước hết, chia tài sản chung của vợ chồng có thể gây ra những xáo trộn nhất định trong đời sống gia đình, đặc biệt là đời sống vật chất - việc đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của gia đình có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bên thứ ba có liên quan đặc biệt là các chủ nợ của vợ chồng cũng sẽ hết sức lưu tâm đến vấn đề này để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của mình khi tài sản chung của vợ chồng trở thành tài sản riêng của một người và khối tài sản chung nay đã giảm sút hoặc không còn.

1.1.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng sản chung của vợ chồng

Theo quy định pháp luật, tài sản chung của vợ chồng có thể được chia khi thuộc một trong ba trường hợp gồm: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết.

Trước hết, chế định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng được xây dựng trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và BLDS.

Việc Hiến pháp nước ta ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân (Điều 58 Hiến pháp 1992) là cơ sở đầu tiên để vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng đối với tài sản được chia. Khi chia tài sản chung, khối tài sản chung của vợ chồng bị giảm sút nhưng khối tài sản riêng của vợ, chồng lại tăng lên tương ứng. Đồng thời, với tư cách là luật chung, những quy định của BLDS về sở hữu chung, đặc biệt là các quy định liên quan đến sở hữu chung của vợ chồng như sở hữu chung hợp nhất (Điều 217 BLDS năm 2005); sở hữu chung của vợ chồng (Điều 219); chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 221, 222, 223); chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung (Điều 224)… là những quy định tiền đề để luật chuyên ngành (Luật HN&GĐ) quy định cụ thể về các trường hợp cũng như điều kiện, nguyên tắc… chia tài

sản chung của vợ chồng. Theo quy định của các điều luật kể trên thì sở hữu chung hợp nhất cùng với sở hữu chung theo phần là hai loại thuộc hình thức sở hữu chung. Tuy nhiên, việc sử dụng, định đoạt tài sản chung hợp nhất có nhiều điểm khác biệt so với sở hữu chung theo phần. Nếu như, trong sở hữu chung theo phần, mỗi chủ sở hữu chung có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình thì ở sở hữu chung hợp nhất các chủ sở hữu chung lại có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung. Về định đoạt tài sản chung, trong sở hữu chung theo phần, việc định đoạt tài sản chung của mỗi đồng chủ sở hữu là việc định đoạt phần quyền của họ trong khối tài sản chung, do đó, mỗi một đồng chủ sở hữu có toàn quyền trong việc định đoạt phần quyền của mình đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Ngược lại, do đặc thù của sở hữu chung hợp nhất là phần quyền của sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định nên việc định đoạt tài sản chung hợp nhất lại đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu chung.

Với tính chất cộng đồng của hôn nhân, BLDS năm 2005 quy định tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Điều kiện hình thành và duy trì khối tài sản chung của vợ chồng là có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng. Là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, khi hôn nhân còn tồn tại phần quyền của vợ, chồng đối với tài sản chung không được xác định. Trong khối tài sản chung, không thể phân định được tài sản nào của vợ, tài sản nào của chồng. Đồng thời, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị không lớn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình chỉ cần một bên vợ hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, "việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản

chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận" [34,

của hai vợ chồng thì các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình và việc sử dụng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh sẽ không có giá trị pháp lý.

Tài sản chung của vợ chồng có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc

sống gia đình. Nó được sử dụng để đảm bảo các hoạt động của gia đình, phục vụ nhu cầu, lợi ích của gia đình và được coi là "nguồn sống" chủ yếu của gia đình. Tuy nhiên, khi một đồng sở hữu chung hợp nhất không còn do vợ chồng ly hôn hoặc vợ, chồng chết trước, lúc này, cuộc sống chung của vợ chồng chấm dứt, khối tài sản chung của vợ chồng không còn cơ sở để duy trì và phát triển. Chia tài sản chung của vợ chồng trong những trường hợp này - khi không còn sự tồn tại của một cuộc sống chung - được đặt ra như một hệ quả tất yếu. Mặt khác, khi vợ hoặc chồng chết, việc chia tài sản chung của vợ chồng còn nhằm đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế và để người còn sống có thể thực hiện đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

Bên cạnh đó, ngay cả trong trường hợp vợ chồng vẫn duy trì cuộc sống chung, hôn nhân vẫn còn tồn tại, thì để đảm bảo cuộc sống gia đình, vợ, chồng phải tham gia nhiều giao dịch liên quan đến tài sản chung, vì vậy, tài sản chung của vợ chồng trở thành đối tượng của nhiều giao dịch khác nhau. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch tài sản diễn ra đa dạng, nhanh chóng, đòi hỏi một cơ chế quản lý, sử dụng tài sản linh hoạt. Trong khi đó, việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong nhiều trường hợp bắt buộc phải có sự thỏa thuận, bàn bạc của cả hai vợ chồng (Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000) phần nào hạn chế tính chủ động, nhanh nhạy của vợ, chồng. Xây dựng một cơ chế hợp lý, vừa tạo điều kiện cho vợ, chồng đầu tư kinh doanh; thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác…vừa đảm bảo sự ổn định, phát triển của gia đình đồng thời không làm phá vỡ chế độ sở hữu chung của vợ chồng là một đòi hỏi khách quan. Vì vậy, bên cạnh hai trường hợp chia tài sản chung thường thấy là chia khi vợ chồng khi ly hôn và khi vợ hoặc chồng chết trước, thì chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân được cũng bắt đầu được quy định từ Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18) và tiếp tục được Luật HN&GĐ năm 2000 kế thừa (Điều 29, 30).

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)