hoặc chồng đã chết
Khác với cái chết sinh học thông thường, "cái chết pháp lý" có thể bị hủy bỏ và đương nhiên, khi đó, các vấn đề liên quan tới việc hủy bỏ đó phải được giải quyết để đảm bảo cho họ được trở về thực sự. Giải pháp mà BLDS năm 2005 và Luật HN&GĐ năm 2000 lựa chọn để giải quyết quan hệ vợ chồng trong tình huống này là đương nhiên khôi phục quan hệ hôn nhân nếu người còn sống chưa kết hôn với người khác đang gây ra những khó khăn, phức tạp trong thực tiễn áp dụng như đã phân tích. Tham khảo BLDS Pháp, có thể tìm thấy một giải pháp đơn giản và tiện lợi được quy định tại Điều 132
"Hôn nhân của người mất tích bị chấm dứt, ngay cả khi bản án tuyên bố đã bị hủy". Lưu ý rằng, BLDS Pháp quy định: "sau khi được ghi chú vào sổ, bản án tuyên bố một người là mất tích, có hệ quả pháp lý tương tự như khi người đó
chết" [27, Điều 128]. Như vậy, việc trở về của của người đã bị tuyên bố mất
tích (chết) sẽ không gây "xáo trộn" đến cuộc sống của người chồng hoặc vợ còn sống. Nếu vợ chồng muốn tiếp tục quan hệ hôn nhân họ phải đăng ký kết hôn lại. Chúng tôi xin kiến nghị một số hướng sửa đổi của pháp luật Việt Nam như sau:
Một là, nếu luật vẫn tiếp tục quy định như hiện nay về hậu quả đối với
vợ chồng khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố vợ, chồng chết tức là quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục nếu người còn sống chưa kết
hôn với người khác, thì cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề khôi phục quan hệ
tài sản của vợ chồng đặc biệt là thời điểm khôi phục để có cơ sở xác định
chính xác tài sản chung của vợ chồng.
Hai là, quy định theo hướng quan hệ hôn nhân chấm dứt khi một
người bị tuyên bố là đã chết, ngay cả trong trường hợp sau này quyết định đó
bị hủy bỏ. Nếu quy định theo hướng này, trước tiên chúng ta sẽ phải sửa đổi
Khoản 2 Điều 83 BLDS năm 2005 sau đó mới có thể sửa Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 để tránh tình trạng luật chuyên ngành mâu thuẫn với luật chung.