Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 33 - 36)

từ 1945 đến nay

Thời kỳ từ 1945 đến nay là giai đoạn chứng kiến nhiều bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thống nhất đất nước và thành công của công cuộc đổi mới. Bởi vậy, pháp luật nói chung và pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng nói riêng cũng có những điều chỉnh tương ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn 1945 - 1954

Sau Cách mạng Tháng Tám các quan hệ HN&GĐ tạm thời được điều chỉnh một cách có chọn lọc bởi các quy định của ba Bộ Dân luật đó là DLGYNK năm 1883, DLTK năm 1931, DLBK năm 1936.Ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật được ban hành. Sắc lệnh đã xóa bỏ chế độ bất bình đẳng nam nữ, sự bất công đối với người vợ bằng việc ghi nhận chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình (Điều 5). Mặc dù không được quy định cụ thể nhưng chia tài sản chung của vợ chồng cũng đã được nhắc tới khi phân chia di sản thừa kế của vợ, chồng chết "trong lúc còn sinh thời người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã

thanh toán tài sản chung" (Điều 11). Ngày 17/11/1950 Chủ tịch nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 159/SL quy định về ly

hôn. Điều 6 của Sắc lệnh quy định về hiệu lực của ly hôn “… Hai vợ chồng

đã ly hôn cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng

của mình". Như vậy, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia và

vợ, chồng cùng có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con. Quy định này cho thấy, quyền bình đẳng giữa hai vợ chồng trong gia đình đặc biệt là trong quan

hệ tài sản được quy định tại Sắc lệnh số 97/SL đã tiếp tục được khẳng định trong Sắc lệnh 159/SL.

Mặc dù cả Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đều không quy định trực tiếp về chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết và khi ly hôn nhưng "cứ chiểu theo tinh thần của những văn bản này, có thế suy luận rằng tài sản chung của vợ chồng phải được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được

chia một nửa giá trị tài sản chung" [7, tr. 87]. Trường hợp chia tài sản chung

khi hôn nhân còn tồn tại chưa được quy định trong các văn bản pháp luật giai đoạn này.

Giai đoạn 1954 - 1975

Giai đoạn 1954 - 1975, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp thiết lập chế độ Cộng hòa ngụy quyền âm mưu xâm chiếm nước ta. Vì vậy, trong giai đoạn này, các quan hệ HN&GĐ, cụ thể là quan hệ tài sản giữa vợ, chồng ở hai miền được điều chỉnh bởi các văn bản luật khác nhau.

Ở miền Nam: các quan hệ HN&GĐ lần lượt được điều chỉnh bởi các

văn bản là Luật Gia đình số 1-59 ngày 2/1/1959, Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 quy định giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng, Bộ Dân luật ngày

20/12/1972. Về chia tài sản chung, Luật Gia đình năm 1959 không quy định

về hai trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn do luật cấm ly hôn (trừ trường hợp Tổng thống cho phép ly hôn), và khi vợ hoặc chồng chết việc phân chia tàì sản do pháp luật thừa kế và án lệ điều chỉnh. Sắc luật 15/64 không dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu chia tài sản chung khi vợ chồng ly thân tại Điều 97- khi ly thân, vợ chồng áp dụng chế độ biệt sản ("chế độ biệt sản là một loại chế độ tài sản

giữa vợ chồng trong đó không có khối cộng đồng tài sản" [7, tr. 187] - tức là

không có tài sản chung của hai vợ chồng) hoặc ly hôn tại Điều 94. Bộ Dân luật 1972 lại dự liệu cả ba trường hợp chia tài sản chung đó là khi vợ hoặc

chồng chết; khi vợ chồng ly thân (sự ly thân đương nhiên đặt vợ chồng vào tình trạng biệt sản) và ly hôn. Ngoài ba trường hợp trên, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng cũng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên phán sự biệt sản trong một số trường hợp được luật dự liệu như chồng quản trị tài sản bất cẩn khiến tài sản riêng của vợ hoặc tài sản chung của vợ chồng có thể bị nguy hại hoặc vợ được kinh doanh thương mại theo sự cho phép của Toà án khi chồng không đồng ý (Điều 165). Khi ly hôn hoặc khi vợ, chồng chết, tài sản chung của vợ chồng được chia theo hôn ước, nếu không có hôn ước thì được chia theo nguyên tắc tài sản chung sẽ chia đôi(Điều 201 và Điều 532).

Ở miền Bắc: Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội thông qua ngày

29/12/1959 với hai nhiệm vụ cơ bản là xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, về tài sản của vợ chồng, luật quy định một chế độ tài sản duy nhất là tài sản chung. Vợ, chồng không có tài sản riêng. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc khi hai vợ chồng ly hôn tài sản chung sẽ được chia

"căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và

tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động

sản xuất" [30, Điều 29]. Luật HN&GĐ năm 1959 chưa quy định trường hợp

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Giai đoạn 1975 đến nay

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975) nước ta hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, sau thống nhất, miền Nam vẫn tiếp tục áp dụng Bộ Dân luật 1972. Đến ngày 25 tháng 3 năm 1977 Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 76/CP quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong cả nước. Kể từ khi Nghị định số 76/CP ra đời, các quan hệ HN&GĐ trong cả nước được điều chỉnh thống nhất bằng Luật HN&GĐ năm 1959. Ngày 29/12/1986 Quốc hội khóa VII đã thông qua Luật HN&GĐ năm 1986 (có hiệu lực từ 3/1/1987) với nhiều quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Các trường hợp chia tài sản chung cũng được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài hai trường hợp chia như Luật HN&GĐ

năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định thêm trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định "Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của

Luật này" [31]. Chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại được chia như khi

ly hôn "tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng

góp của mỗi bên" [31, Điều 42]. Trường hợp vợ, chồng chết, tài sản chung của

vợ chồng có thể được chia (nếu cần) theo nguyên tắc chia đôi mà không cần căn cứ vào công sức đóng góp của các bên.

Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 9/6/2000, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2001 và hiện nay đang có hiệu lực thi hành, tiếp tục quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng giống như Luật HN&GĐ năm 1986. Đồng thời, các trường hợp chia tài sản chung đã được quy định chi tiết, cụ thể hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, áp dụng pháp luật trên thực tế.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)