Thực tiễn áp dụng các quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 67)

chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó "hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản

còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng" [34]. Quy định trên là

hoàn toàn hợp lý và logic. Tuy nhiên, khi hướng dẫn chi tiết thi hành điều khoản trên, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định "thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có

thỏa thuận khác" [4, Khoản 2 Điều 8]. Như vậy, sau khi chia tài sản chung thu

nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành tài sản riêng của vợ, chồng là mâu thuẫn với quy định về nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng vì theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 thì "thu nhập do lao động,

hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác mà vợ chồng

làm ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng" [34]. Theo tác giả

Nguyễn Phương Lan thì quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP không chỉ mâu thuẫn với quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ

năm 2000 mà còn "không phù hợp với ý chí và mong muốn của vợ chồng bởi vì

khi có yêu cầu chia tài sản chung, vợ hoặc chồng chỉ mong muốn chia tài sản để có điều kiện thực hiện các nghĩa vụ riêng về tài sản hoặc đầu tư kinh doanh

riêng…mà không muốn chấm dứt chế độ sở hữu chung" [21]. Chúng tôi nhất trí

với nhận xét trên vì một trong những lý do để vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là để vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng. Mục đích chính của của vợ chồng khi chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng là nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh đến đời sống chung của gia đình. Như vậy, mong muốn của vợ chồng khi chia tài sản chung là bảo toàn khối tài sản chung trước những rủi ro từ việc đầu tư, kinh doanh của vợ hoặc chồng có thể mang lại chứ không phải nhằm chấm dứt chế độ tài sản chung như quy tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Mặt khác, sau khi chia, hôn nhân vẫn tồn tại, các chi phí liên quan đến đời sống chung của gia đình vẫn phát sinh hàng ngày nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì tài sản chung lại không tiếp tục được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu đó ví dụ chi phí điện, nước sinh hoạt, tiền học của con cái... Vậy áp dụng quy định trên, vợ chồng sẽ lấy tài sản nào để chi tiêu, chăm lo cho đời sống chung của gia đình khi tài sản chung không còn và luật cũng không có quy định nào về nghĩa vụ đóng góp của vợ, chồng vào việc đảm bảo cuộc sống gia đình sau khi chia tài sản chung? Như vậy, về mặt lý thuyết, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng do sau khi chia, hôn nhân vẫn tồn tại, vợ chồng vẫn có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ với nhau. Đồng thời, vợ chồng với cương vị là cha, mẹ vẫn phải thực hiện các quyền nghĩa vụ đối với các con như trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm lo cho việc học tập, giáo dục để con phát triển lành

mạnh... Tuy nhiên, áp dụng vào thực tế, khi tài sản chung còn lại không đáng kể, thậm chí là không còn, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng… thì việc đảm bảo đời sống của gia đình, của các con lại hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng, vào lương tâm, trách nhiệm của cha mẹ với con cái. Đặt giả thiết, sau khi chia tài sản chung, một bên vợ, chồng không tự giác đóng góp tiền để chi trả các chi phí cho gia đình, nuôi dạy con cái… thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó phải đóng góp cho kinh tế gia đình hoặc cấp dưỡng cho con hay không? Có thể, vợ chồng sẽ lúng túng và bất ngờ về những hậu quả của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định kể trên nếu không tìm hiểu kỹ và thỏa thuận một giải pháp hợp lý cho vợ chồng, gia đình trong tình huống này.

Một vấn đề khác rất được vợ chồng quan tâm sau khi chia tài sản chung đó là quy định về thủ tục sang tên đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật, việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng, vì vậy

"trong trường hợp vợ chồng ly hôn hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật đã đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mà có ghi tên vợ và chồng có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản

cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng" [4, Khoản 4 Điều 5].

Các tài sản loại này phổ biến là nhà ở và quyền sử dụng đất. Trong trường hợp nói trên, khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung, văn bản thỏa thuận phải được công chứng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tìm hiểu tại một số văn phòng công chứng (Nhà nước và tư nhân) trên địa bàn thành phố Hà Nội thì số lượng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được công chứng là rất khiêm tốn.

Bảng 2.1: Số lượng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được công chứng tại Phòng công chứng số 4

thành phố Hà Nội

(tính đến tháng 6)

Số lƣợng 105 98 81 82 29

(Nguồn: Văn phòng công chứng Hà Nội).

Bảng 2.2: Số lượng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được công chứng tại Văn phòng công chứng Hà Nội

Năm 2008* + 2009 2010 (tính đến tháng 6) 2011

Số lƣợng 32 29 12

(Nguồn: Văn phòng công chứng Hà Nội).

Chú thích: * Văn phòng bắt đầu đi vào hoạt động ngày 23/7/2008).

Nếu chỉ nhìn vào số lượng nói trên có thể đi đến nhận định trên thực tế số lượng các vụ yêu cầu chia tài sản chung tại các phòng công chứng là rất ít. Tuy nhiên, sự thực là các số liệu nói trên không phản ánh đúng thực tế các

thỏa thuận liên quan đến việc chia tài sản chung vợ, chồng. Nhu cầu chia tài

sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng hiện nay là khá nhiều, tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vợ chồng đều làm thỏa thuận chia tài sản chung. Nhiều trường hợp vợ chồng chọn làm cam kết tài sản riêng của vợ, chồng hoặc làm hợp đồng tặng cho phần quyền sở hữu của mình cho

chồng, vợ… (xem Phụ lục). Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

việc thiếu những quy định cụ thể về thủ tục khiến cả đương sự lẫn công chứng viên không thuận lợi khi áp dụng quy định pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng; các quy định về những miễn giảm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước khi vợ chồng khi làm thủ tục cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với những tài sản được chia theo thủ tục chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có những sự "lệch pha" khiến các đương sự "lách" việc chia tài sản chung dưới các loại hợp đồng khác.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2008, "thu nhập từ

tặng là bất động sản giữa vợ với chồng…" được miễn thuế thu nhập cá nhân (Khoản 1 và Khoản 4 Điều 4). Trong khi đó, vợ, chồng cũng có thể có thu nhập (phần giá trị tài sản tăng lên) sau khi chia tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận một người nhận tài sản là quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà có giá trị lớn hơn phần mà họ được hưởng theo quy định pháp luật hoặc chia cho một người toàn bộ bất động sản, còn người kia chỉ nhận một số động sản có giá trị nhỏ... Trường hợp này có được coi là tặng cho hay chuyển nhượng bất động sản giữa vợ chồng không và có được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định kể trên hay không thì Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành không có quy định cụ thể. Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân", tại mục 1.2, III, quy định hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển

nhượng bất động sản giữa vợ với chồng như sau: Đối với bất động sản chuyển

nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định của tòa án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái

hôn). Như vậy, quy định về hồ sơ miễn thuế đối với chuyển nhượng bất động

sản giữa vợ với chồng cũng chỉ nhắc tới trường hợp chia nhà do ly hôn và hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn đối với các tài sản là bất động sản sẽ "rơi" vào trường hợp nào và có thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không vẫn là vấn đề không rõ ràng. Trong khi đó, nếu vợ chồng làm cam kết tài sản riêng (với những tài sản đang đứng tên một người) hoặc hợp đồng tặng cho, chiếu theo các quy định pháp luật (Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân) thì vợ, chồng được nhận tài sản sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Quy định thiếu đồng bộ giữa Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2008 cùng với các văn bản hướng dẫn hai Luật trên về các vấn đề của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đặc biệt là về hậu quả pháp lý của nó tiếp tục là lý do để vợ chồng tìm cách "lách luật" trên thực tế để tối đa hóa lợi ích của mình.

Tương tự như vậy, quy định về phí trước bạ cũng tạo ra tâm lý e ngại cho vợ chồng khi lựa chọn hình thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 cũng như Nghị định số 176/1999/NĐ-CP trước đây của Chính phủ quy định các trường hợp không phải nộp phí trước bạ đều không rõ ràng, cụ thể về trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng không phải nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau đây:…tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó cho các thành viên hộ gia đình đăng

ký lại… [5, Điểm c Khoản 16 Điều 4].

(Điểm c Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 176/1999/NĐ-CP cũng quy định giống Điểm c Khoản 16 Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP).

Như vậy, việc đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng tài sản của vợ, chồng có thuộc trường hợp không phải nộp phí trước bạ hay không còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có phải là một hộ gia đình hay không? Hộ gia đình có thể gồm nhiều thành viên, thuộc nhiều thế hệ khác nhau, có thể chỉ là hai vợ chồng. Tiêu chí để xác định hộ gia đình là việc các thành viên có tài sản chung, đóng góp công sức để tiến hành các hoạt động kinh tế chung… (Điều 106 BLDS năm 2005). Trên thực tế, để xác định hộ gia đình cũng như các thành viên trong hộ

gia đình, ta thường xác định theo sổ hộ khẩu gia đình bởi "sổ hộ khẩu được

cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú" [41, Điều 24]. Như

vậy, vợ chồng có thể là hộ gia đình độc lập hoặc là các thành viên trong một hộ gia đình. Áp dụng quy định tại Điểm c Khoản 16 Điều Nghị định số 45/2011/NĐ-CP (hay Điểm c Khoản 8 Điều 3 Nghị định 176/1999/NĐ-CP trước đây), thì nếu vợ chồng là một hộ gia đình thì khi vợ, chồng đăng ký lại tài sản sau khi vợ chồng chia tài sản chung sẽ không phải nộp phí trước bạ. Ngược lại, nếu vợ chồng không phải là hộ gia đình độc lập mà chỉ là các thành

viên trong hộ thì dù tài sản đó là tài sản của vợ chồng cũng không thuộc trường hợp không phải nộp phí trước bạ theo quy định vừa nêu.

Những quy định kể trên đã vô tình khiến cho tình trạng vợ chồng "né

tránh" làm văn bản thỏa thuận chia tài sản chung và hiện các giao dịch giả

dưới các hình thức khác như tặng cho, ủy quyền…diễn ra ngày một nhiều trong thực tế.

Về quy định khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, việc pháp

luật quy định cho vợ chồng sau khi chia tài sản chung có thể thỏa thuận để khôi phục chế độ tài sản chung đã tạo điều kiện cho vợ chồng chủ động trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản chung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của vợ chồng và gia đình. Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung được quy định khá chi tiết tại Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung được được chia thành nhiều trường hợp khác nhau tương ứng với các thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trước đó. Tuy nhiên, sự thiếu sót đã xảy ra trong quá trình liệt kê các thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung. Đó là trường hợp trước đó, vợ chồng đã chia tài sản chung bằng một bản án hoặc quyết định của Tòa án. Trong thực tế, khi rơi vào trường hợp này, nếu muốn khôi phục chế độ tài sản chung, vợ chồng có thể tự thỏa thuận được không hay phải có bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng; việc khôi phục chế độ tài sản chung sẽ có hiệu lực vào thời điểm nào? Pháp luật còn đang bỏ ngỏ câu trả lời cho những câu hỏi trên mà thực tế đặt ra. Sự thiếu sót đó sẽ làm cho vợ chồng lúng túng và khó khăn cho Tòa án khi áp dụng pháp luật. Ví dụ, vợ chồng anh A, chị B đã yêu cầu Tòa án giải quyết cho chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và quyết định cho chia tài sản chung có hiệu lực từ ngày 5/8/2010. Đến tháng 12/2011 vợ chồng anh chị muốn khôi phục chế độ tài sản chung. Anh chị đã làm thỏa thuận khôi phục theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Anh A muốn làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng để

một mặt Tòa án hủy bỏ hiệu lực của quyết định cho chia tài sản chung trước đó mặt khác tránh những tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng có thể phát sinh sau này. Chị B không đồng ý vì cho rằng pháp luật không quy định phải yêu cầu

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)