Dùng DH:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 55 - 58)

III Hoạt động dạy- học

a. Mở bài: - Giáo viên cho học sinh cả lớp hát bài Quả, sau đó đặt câu hỏi : ở trong bài hát vừa rồi có những loại quả nào ?

- Học sinh : hát bài Quả, trả lời câu hỏi của giáo viên.

Giáo viên vào bài : trên thực tế có rất nhiều loại quả khác nhau, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, nhiệm vụ, ích lợi của chúng.

Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận nhóm Mục tiêu:

HS biết QS, so sánh, tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước của các loại quả. Kể tên các bộ phận thường có của một quả.`

Cách tiến hành:

- Chia học sinh thành từng nhóm (mỗi bàn từ 4 đến 6 em), yêu cầu các nhóm đặt các loại quả đã chuẩn bị sẵn lên bàn.

- Phát phiếu giao việc cho các nhóm, giải thích hướng dẫn cho các nhóm nhiệm vụ quan sát, hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập.

- Phiếu học tập bài Quả:

Câu 1 : Em hãy quan sát các loại quả, rồi điền kết quả quan sát vào bảng sau : TT Tên quả Màu sắc Hình dạng Kích thước

(To hay nhỏ) Mùi vị

Em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của loại quả ?

Câu 2 : Quả có mấy phần ? Đó là những phần nào ?

Câu 3 : Các loại quả có đặc điểm gì giống và khác nhau ?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ quan sát, thảo luận nhóm qua phiếu giao việc và qua giải thích và hướng dẫn của giáo viên.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh quan sát, thảo luận nhóm : hướng dẫn các em quan sát theo thứ tự màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của quả. Yêu cầu các em sử dụng các giác quan khác nhau để quan sát: dùng tay (hoặc dao) bóc vỏ hoặc bổ đôi quả nếm mùi vị của quả, quan sát các phần vỏ, thịt hạt của quả. Hướng dẫn các em thảo luận trong nhóm.

Các nhóm học sinh tiến hành quan sát thảo luận trong nhóm về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả, để hoàn thành bài tập 1 của phiếu giao việc. (Ví dụ : quả chuối chín có màu vàng, cong, có vị ngọt, quả quýt có màu vàng sẫm, hình tròn nhỏ, có mùi thơm, có vị hơi chua...). Học sinh dùng tay hoặc dao để bóc vỏ và bổ đôi quả để quan sát các bộ phận bên trong của chúng, so sánh nhận xét về thịt, hạt của các loại quả khác nhau. Cả nhóm quan sát thảo luận, bàn bạc trao đổi với nhau để rút ra kết luận chung về các loại quả.

- GV treo bảng phụ, gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình (trước hết, mỗi nhóm trình bày kết quả quan sát 1 loại quả ở bài tập 1, phiếu giao việc). Các nhóm khác tranh luận, bổ sung ý kiến.

- GV khẳng định kết quả quan sát đúng và điền vào bảng.

- GV yêu cầu một số nhóm khác trình bày kết quả quan sát qua bài tập 2, phiếu học tập.

- Học sinh trả lời, chỉ ra được mỗi quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt. Thịt, hạt các loại quả không giống nhau, có loại thịt quả vàng như xoài, có nhiều múi, tép như bưởi, cam, chanh, thịt trong như vải, nhãn. Hạt các loại quả cũng không giống nhau, có quả hạt nhỏ, và nhiều như dưa hấu, cà chua, cam, chanh, quýt, có quả chỉ có 1 hạt to như xoài, một hạt nhỏ như vải, nhãn ...

- GV gọi đại diện của một số nhóm, nêu nhận xét về các loại quả. Các loại quả có những đặc điểm gì giống và khác nhau ?

- Kết luận : Các loại quả có màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau, mỗi quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt.

Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp

Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: -Hạt có chức năng gì?

-Quả có ích lợi gì đối với con người?

GV cho HS thảo luận từng câu hỏi, rút ra kết luận: Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn hàng ngày, ép dầu... hoặc có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.

GV nhắc nhở HS khi ăn quả cần rửa sạch, gọt vỏ, không hái bừa bãi, không ăn quả xanh.

Hoạt động 3: trò chơi : Đố bạn quả gì ?

Cách chơi: gọi một số học sinh tình nguyện, dùng khăn bịt mắt tất cả, đặt vào từng tay mỗi em 1 loại quả (loại quả các em vừa quan sát). Yêu cầu học sinh dùng các giác quan còn lại để nhận biết mình đang cầm trong tay quả gì ?

THỰC HÀNH : Soạn giáo án tập dạy

1. Bài về thực vật 2. Bài về động vật

CHƯƠNG II

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝA. PHÂN MÔN LỊCH SỬ A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến ngày nay.

- Hiểu đúng đắn và có những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam qua các mặt xây dựng đất nước và chống ngoại xâm.

2. Về kỹ năng: Bước đầu hình thành một số kỹ năng: quan sát, mô tả, kể, diễn đạt

những hiểu biết của mình về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. - Biết thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau

3. Về thái độ:

Ham học hỏi, tìm tòi để hiểu biết lịch sử dân tộc.

-Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc. Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 55 - 58)