Chủ đề " Thực vật và động vật"

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 88 - 91)

IV. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN KHOA HỌC 1 Chủ đề "Con người và sức khoẻ"

3. Chủ đề " Thực vật và động vật"

3.1. Mục tiêu

Sau khi học xong chủ đề HS có thể:

- Biết được sự trao đổi chất, sự sinh sản và phát triển của thực vật, động vật.

- Biết quan sát, biết phân tích, so sánh để rút ra được những mối quan hệ giữa động vật và thực vật.

-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống

3.2. Nội dung của chủ đề: Lớp 4

- Thực vật cần gì để sống? - Nhu cầu nước của thực vật

-Nhu cầu chất khoáng của thực vật - Nhu cầu không khí của thực vật -Trao đổi chất ở thực vật

- Động vật cần gì để sống? -Trao đổi chất ở động vật

-Quan hệ thức ăn trong tự nhiên -Chuỗi thức ăn trong tự nhiên - Ôn tập thực vật và động vật -Ôn tập và kiểm tra cuối năm.

b. Lớp 5:

-Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa - Sự sinh sản của thực vật có hoa - Cây con mọc lên từ hạt

- Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ - Sự sinh sản của động vật

- Sự sinh sản của côn trùng - Sự sinh sản của ếch

- Sự sinh sản và nuôi con của chim - Sự sinh sản của thú

- Sự nuôi và dạy con của một số loài thú. - Ôn tập Thực vật và động vật.

3.3. phương pháp dạy học

Chủ đề "Thực vật, động vật" nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về nhu cầu trao đổi chất và sự sinh sản của động vật và thực vật. Vì vậy, phương pháp dạy học chủ yếu của chủ đề này là quan sát, thí nghiệm, thực hành. GV có thể sử dụng kết hợp chúng với các phương pháp khác như thảo luận nhóm, hỏi đáp, giải thích, trò chơi. Cụ thể:

- Đối với các bài về ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đối với đời sống của thực vật, động vật, sự sinh sản của thực GV có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm, thực hành. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học kiến thức về sinh học trong chủ đề "Thực vật, động vật" có điểm khác với kiến thức về vật lý, hoá học trong chủ đề "Vật chất và năng lượng". Các thí nghiệm trong dạy học chủ đề này thường được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một vài tuần, thậm chí lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào sự tăng trưởng, phát triển của thực vật, động vật.

Ví dụ: Khi dạy bài 57 Thực vật cần gì để sống? (Khoa học 4)

-Mục tiêu của bài học là: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật, đồng thời nêu được những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.

GV yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm 5 lọ (hoặc 5 lon sữa bò), trong đó 4 lọ đựng đất màu, 1 lọ đựng sỏi đã rửa sạch; các cây đậu hoặc cây ngô được gieo trước khi có bài học khoảng 3-4 tuần, một lọ keo dán (hoặc sơn).

- Cách tiến hành:

+GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm, hướng dẫn các nhóm đọc các mục quan sát và thí nghiệm trong bài để biết cách làm.

+Các nhóm tiến hành đặt các cây đậu (hoặc ngô) vào 5 lọ đã chuẩn bị, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn ở trang 114SGK, viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó rồi dán vào từng lọ (ví dụ: cây 1: đặt trong phòng tối, tưới nước thường xuyên, cây 3: để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước...).

+GV yêu cầu đại diện một số nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi về điều kiện sống của từng cây được trồng ở các lọ.

+ GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu (hoặc ngô) như sau:

Phiếu theo dõi thí nghiệm

Ngày bắt đầu...

Ngày Cây 1 Cây 1 Cây 1 Cây 1 Cây 1

GV hướng dẫn HS tiếp tục chăm sóc các cây đậu hàng ngày theo đúng hướng dẫn và quan sát, ghi chép những biểu hiện của chúng vào bảng trên để hiểu rõ hơn vai trò của nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng đối với đời sống thực vật.

-Đối với các bài về sự sinh sản của thực vật, động vật: GV có thể sử dụng các

phương pháp quan sát, thực hành. GV có thể sử dụng vật thật làm đối tượng quan sát cho HS (nhất là các bài về sự sinh sản của thực vật).

Ví dụ: Khi dạy bài 51: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa (Khoa học 5) GV có thể cho HS quan sát hoa râm bụt và hoa sen, hoa mướp mà các em mang đến lớp, chỉ ra được:

-Đâu là nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen - Đâu là hoa mướp đực, đâu là hoa mướp cái

Trên cơ sở kết quả quan sát của HS, GV chính xác hoá kiến thức bằng cách chỉ rõ nhị, nhuỵ, hoa đực, hoa cái của các loại hoa mà các vừa quan sát.

Để giúp HS phân biệt được hoa lưỡng tính, hoa đơn tính GV có thể tổ chức cho HS thực hành quan sát theo nhóm các bộ phận của các bông hoa mà các em sưu tầm được, chỉ rõ đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái), tiếp đến, GV yêu cầu HS phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ theo bảng:

Sau khi các nhóm trình bày kết quả làm việc GV chốt lại: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 88 - 91)